Thiên địch – người bạn đồng hành đáng tin cậy trong sản xuất nông nghiệp

Trong nông nghiệp côn trùng được chia làm 2 nhóm cơ bản là côn trùng có hại và côn trùng có lợi.
★ Những lợi ích mà côn trùng có lợi mang lại:
✥ Thụ phấn cho cây trồng: Có thể nói đây là lợi ích lớn nhất mà côn trùng mang lại cho con người, chỉ có một số thực vật cấp cao là tự thụ phấn, hầu hết là thụ phấn chéo, phấn được đưa từ hoa này đến hoa khác bằng hai cách: gió và côn trùng…. Có khoảng 80% cây trồng trong nông nghiệp thụ phấn nhờ côn trùng.
✥ Các sản phẩm thương mại từ côn trùng: Mật và sáp ong; tơ tằm; thuốc nhuộm; gôm lắc (giống như một loại keo xịt),…
✥ Côn trùng thiên địch: Côn trùng có khả năng sinh sản cũng như gia tăng mật số rất nhanh, nhưng mật số cao ít khi đạt được vì côn trùng thường bị nhiều loại động vật khác tấn công làm giới hạn mật số. Phần lớn động vật tấn công này cũng thuộc lớp côn trùng. Thành phần côn trùng thiên địch rất phong phú, hiện diện khắp mọi nơi, gần như nơi nào có côn trùng gây hại là đều có sự hiện diện của các loài côn trùng thiên địch.  
✥ Côn trùng ăn những chất hữu cơ mục nát: Côn trùng ăn những chất hữu cơ mục nát (thực vật, động vật, phân) giúp cho quá trình phân hủy nhanh chóng những chất nầy thành những chất đơn giản cần thiết cho cây trồng, giúp cho việc dọn sạch những chất bẩn ra khỏi môi trường sống của con người.
✥ Côn trùng tấn công những thực vật không có lợi: Bên cạnh những loại côn trùng tấn công thực vật được xem như nhóm gây hại thì cũng có nhiều loại côn trùng cũng tấn công trên thực vật nhưng được xem như có lợi cho con người vì những loại nầy tấn công các loài cỏ dại, các loài thực vật không có lợi cho con người.
✥ Côn trùng là thức ăn của con người và động vật:  Có rất nhiều động vật đã sử dụng côn trùng như thức ăn, đó là cá, chim và một số động vật có vú khác. Con người đôi khi cũng ăn một số loài côn trùng hay một số sản phẩm có từ côn trùng như mật ong và cà cuống, mối, kiến, cào cào,…
✥ Côn trùng đối với vấn đề nghiên cứu Khoa học: Hiện nay rất nhiều loại côn trùng được sử dụng trong công tác nghiên cứu khoa học, tiêu biểu nhất là loại ruồi dấm Drosophila, loài này được sử dụng rất nhiều trong công tác nghiên cứu di truyền học.
Hôm nay, chúng ta sẽ tập trung vào tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của côn trùng thiên địch trong sản xuất nông nghiệp:
Thiên địch là những sinh vật tự nhiên có ích, chúng ăn hoặc gây bệnh những loài sâu bọ gây hại cho sản xuất nông nghiệp. Mỗi hệ sinh thái nông nghiệp có những nhóm thiên địch khác nhau, giữ vai trò quan trọng giúp hạn chế sự phát triển của quần thể sâu gây hại.
Trong canh tác nông nghiệp thuận tự nhiên, vai trò của thiên địch cực kỳ quan trọng. Sử dụng thiên địch để kiểm soát côn trùng gây hại là biện pháp được ứng dụng nhiều nhất.
Dưới đây là các loài thiên địch điển hình giữ vai trò quan trọng trong kiểm soát côn trùng gây hại:
1. Bọ rùa

Đây là nhóm côn trùng đa dạng, chúng có ích ở cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Chúng có hình oval với nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, vàng hoặc có nhiều chấm đen trên lưng.

Các loại bọ rùa có ích như: Bọ rùa đỏ (Micraspis sp.); bọ rùa vàng (M. crocea); bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus); bọ rùa 8 chấm (Hamonia octomaculata). Các loài bọ rùa này cả con trưởng thành và ấu trùng của chúng đều ăn rầy nâu trưởng thành, rầy cám (rầy non), trứng rầy, mỗi ngày mỗi con có thể ăn từ 5-10 con rầy hoặc các loại công trùng như: rệp sáp, rệp vừng, bọ trĩ, rệp sò, ruồi trắng, bọ mạt, bọ chét.

Bo Rua Co Loi MinHình 1: Bọ rùa có lợi

Nguồn: Internet

* Bọ rùa có hại: 

  • Màu sắc nhạt hơn, thường là màu cam, cánh hơi nhám nếu sờ vào cánh sẽ thấy rõ, vì ăn rau nhiều.
  • Thường có nhiều chấm đen nhỏ trên thân, khoảng 28 chấm.
  • Bọ cánh cam có hại ăn lá cây chừa lại gân lá, gây hại cho bầu bí, lúa, khoai, ngoài ra chúng còn ăn ngọn cây và các loại quả của sầu riêng, dưa leo, cà chua,…

Con Bo Rua 5

Hình 2: Bọ rùa có hại

Nguồn: Internet

* Các loại cây thu hút Bọ rùa có lợi: Thì là, bồ công anh, dương xỉ vàng, hoa ngàn sao, dương kỳ thảo.

2. Nhện

Các loài nhện ăn thịt, nhện lùn, nhện nhảy, nhện lưới, nhện linh miêu… đều ăn sâu bọ, rệp, sâu bướm, châu chấu, ruồi giấm. Dù sống trên cạn hay dưới nước, nhện đều rất giỏi trong việc săn mồi là các loài sâu bọ, côn trùng khác. Một con nhện trưởng thành có thể ăn tới 15 con mồi mỗi ngày.

Dreamstimexl15668773 Small 1521303926053873900397

Hình 3: Nhện bắt mồi

Nguồn: Internet

3. Bọ xít ăn thịt

Thật ra tên của loại côn trùng này chẳng liên quan đến họ hàng bọ xít mà chúng thuộc chi Nabis. Chúng là một loài săn mồi, bắt hầu hết mọi loài côn trùng nhỏ hơn mình hoặc ăn thịt lẫn nhau khi không có thức ăn khác.

Bọ xít ăn rầy, sâu bướm, bọ trĩ, côn trùng lá, côn trùng thân mềm, ve, sâu bắp cải. Chúng sống trên các loài cây như: Thìa là Ba Tư, thìa là, cỏ linh lăng, bạc hà, cúc hoàng anh…

Bo Xit 400x400

Hình 4: Bọ xít bắt mồi

Nguồn: Internet

4. Kiến

Trên trái đất này, ở đâu có sinh vật thì ở đó có kiến. Hầu hết các loài kiến đều ăn thịt, và món ăn ưa thích là các loài sâu bọ. Tuy nhiên cần lưu ý, trên một số đối tượng sâu bệnh hại, kiến sẽ là ký chủ trung gian gây lây truyền.

Điển hình là kiến vàng: Kiến vàng được biết đến là một loài thiên địch lợi hại của ruộng vườn. Chúng có khả năng khống chế và tiêu diệt nhiều loại sâu bọ gây hại cho cây trồng như bọ xít, rầy mềm, rệp sáp, các loại sâu vẽ bùa, sâu ăn lá, sâu đục thân cành và các loại sâu đục vỏ trái, rầy chổng cánh,…

5683723460 216f4cc9fa C

Hình 5: Kiến vàng bắt mồi

Nguồn: Internet

5. Bọ đuôi kìm

Bọ đuôi kìm có màu đen bóng, giữa cái đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu. Chúng thường sống trên ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Chúng có thể ăn 20 – 30 con mồi /ngày.  

Bo Duoi Kim

Hình 6: Bọ đuôi kìm

Nguồn: Internet

6. Bọ ngựa

Đây là một trong những loài săn mồi “hảo hạng”, có lẽ chúng ít khi về không khi vác những “thanh kiếm” răng cưa sắc nhọn đi kiếm mồi, nạn nhân là những loài sâu bọ gây hại cho lúa cũng như cây trồng nông nghiệp.

Img 627b2cd21e55d

Hình 7: Bọ ngựa bắt mồi

Nguồn: Internet

7. Bọ cánh cứng ba khoang

Bọ cánh cứng ba khoang (Ophionea nigrofasciata) là loài côn trùng thân cứng hoạt động mạnh. Sâu non có màu đen bóng, trưởng thành có màu nâu đỏ chúng thường tấn công ổ sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh vảy, chúng thường xuất hiện trên cả ruộng lúa và ruộng cây màu.

Bo Canh Cung Ba Khoang 400x400

Hình 8: Bọ cánh cứng ba khoang

Nguồn: Internet

8. Kiến ba khoang

Kiến ba khoang (Paederus fucipes) có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành 1 khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm đến chui vào tổ sâu ăn thịt từng con.

Trung bình mỗi kiến ba khoang có thể ăn từ 3-5 con sâu non/ngày. Loài kiến này cũng thường xuất hiện trên ruộng cây màu. 

Kien Ba Khoang 1478578496579

Hình 9: Kiến ba khoang

Nguồn: Internet

9. Chuồn chuồn

Có rất nhiều loài chuồn. Chúng có thể bắt mồi ở trên không, hoặc bổ nhào xuống như máy bay trực thăng. Thức ăn của chuồn chuồn đa phần là côn trùng, sâu bọ. Trước sự tấn công của “không lực chuồn chuồn” thì khó có kẻ nào thoát được.

Chuon Chuon An

Hình 10: Chuồn chuồn bắt mồi

Nguồn: Internet

10. Muồm muỗm

Trông gần giống châu chấu, cào cào nhưng chúng không ăn thực vật… Chúng thường hoạt động mạnh về đêm và thức ăn ưa thích của chúng là sâu đục thân, bọ rầy lá và bọ rầy thân.

Kobylka Zelena 1400x840 C 1

Hình 11: Muồm Muỗm

Nguồn: Internet

11. Bọ đất

Tiêu diệt: Sâu đục thân, sâu bướm, trứng côn trùng, sên.

Các loại cây thu hút: Hoa anh thảo, ray dền, cỏ ba lá.

Tìm Hiểu Về Bọ đất

Hình 12: Bọ đất

Nguồn: Internet

12. Bọ cướp biển

Tiêu diệt: Rệp, bọ trĩ, rệp sáp, sâu bướm.

Các loại cây thu hút: Thì là Ba Tư, thì là, cỏ linh lăng, bạc hà, cúc hoàng anh.

Bo Cuop Bien 700x700

Hình 13: Bọ cướp biển

Nguồn: Internet

13. Bọ chiến binh

Tiêu diệt: Trứng châu chấu, rệp sáp, côn trùng thân mềm.

Các loại cây thu hút: Cúc hoàng anh, cúc ngũ sắc, cúc vạn thọ, cây gỗ đoạn.

Bo Chien Binh 700x700

Hình 15: Bọ chiến binh

Nguồn: Internet

15. Ong ký sinh

Có thể kể đến các loài ong ký sinh như ong kén nhỏ, ong đen, ong xanh mắt đỏ. Chúng đẻ trứng vào trứng hoặc sâu non. Sau đó trứng ong sẽ phát triển, phá hủy vật ký sinh. Một ngày một con ong có thể đẻ được vài chục trứng.

Ngoài ra còn có một loài ong ký sinh nữa là ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá. Loài ong này đẻ một trứng vào trứng của sâu cuốn lá. Nhưng một quả trứng ong ban đầu này nhanh chóng phân chia thành nhiều trứng, có thể nở thành hơn 200 con ong.

1 6

Hình 16: Ong ký sinh

Nguồn: Internet

Ngoài ra, còn có vô số loài thiên địch khác.

Hiện nay, việc áp dụng các loài thiên địch trong kiểm soát côn trùng gây hại là rất khó khăn trong canh tác sử dụng hóa chất độc hại. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để kiểm soát dịch hại vô tình giết cả chúng cùng với côn trùng gây hại. Đa dạng hệ sinh thái, hạn chế tối đa sử dụng các hóa chất độc hại trong canh tác là biện pháp tối ưu và duy nhất để chiêu dụ và làm đa dạng các loài thiên địch cho khu vườn của mình. Thiên địch là những chiến binh vô cùng xuất sắc trong việc tiêu diệt và kiểm soát côn trùng gây hại.

Xây dựng một nền nông nghiệp “Thuận Thiên” là hướng đi bền vững cho tương lai.

Sưu tầm.