Giải pháp xử lý cây, đất bị nhiễm mặn

Đối với cây ăn trái, xâm nhập mặn sẽ gây trở ngại cho sinh trưởng và phát triển cây trồng, gây xáo trộn và mất cân đối sự hấp thu nước và các chất dinh dưỡng của cây. Nước mặn sẽ phá hủy cấu trúc đất, đất bị nén chặt, rễ cây bị giảm khả năng phát triển, giảm tính thẩm thấu và thoát nước, thiếu thoáng khí cho vùng rễ sẽ ảnh hưởng đến năng suất (từng giống cây trồng sẽ có khả năng chịu mặn khác nhau).

Lưu bản nháp tự động
Cây sầu riêng bị nhiễm mặn. Nguồn: Internet
Nếu sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn để tưới cho cây ăn trái và nồng độ muối hòa tan trong nước cao hơn khả năng chịu mặn khiến cây bị “sốc mặn”, rụng lá, hoa, trái hàng loạt và có thể dẫn đến chết cây.
Để giúp cây sớm phục hồi, bà con nông dân có thể thực hiện những biện pháp sau:

Biện pháp thủy lợi trong xử lý cây, đất bị nhiễm mặn

Rửa mặn bằng nước mưa hay nước tưới là con đường để loại bỏ muối thừa ra khỏi đất. Phương pháp này sẽ có hiệu quả nếu việc tiêu nước thuận lợi vì nó sẽ hạ thấp mực nước ngầm và loại bỏ các muối khỏi các vị trí chứa nhiều muối.

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này cần xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh để đưa nước vào các cánh đồng để rửa mặn và tiêu nước đi. Việc rửa mặn sẽ được tiến hành trong nhiều mùa, tùy theo điều kiện về nguồn nước ngọt có sẵn. Đồng thời, cần tiến hành tiêu nước ngầm, hạ thấp mực nước ngầm dưới mức cho phép.

Lưu bản nháp tự động
Nhà vườn lót bạc trữ nước tưới. Nguồn: Internet

Bên cạnh đó, phải đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lý. Nhằm không cho nước biển do hoạt động thủy triều và sóng biển tràn vào.

Biện pháp sinh học trong xử lý cây, đất bị nhiễm mặn

Chọn và lai tạo các loại cây trồng, các giống cây chịu mặn, điều tra, nghiên cứu và đề xuất các hệ thống cây trồng, vật nuôi thích hợp trên vùng đất nhiễm mặn. Trồng rừng trên đất mặn, bảo vệ rừng ngập mặn và các hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Biện pháp kích hoạt sinh học thông qua sử dụng chất cải tạo đất SHOHA SOIL trong xử lý cây, đất bị nhiễm mặn

Thông qua việc sử dụng SHOHA SOIL, các hợp chất hữu cơ có trong SHOHA SHOIL giúp khởi động và khôi phục tế bào thực vật bị ảnh hưởng do độ mặn.

SHOHA SOIL tạo môi trường giúp các vi sinh vật khôi phục lại quần thể, thông qua đó đẩy nhanh quá trình rửa mặn, phục hồi keo đất và humic hữu cơ trong đất; chuyển hóa các hợp chất chứa đạm, kali và lân từ dạng khó tiêu sang dạng dễ hấp thụ cho cây giúp cân bằng nồng độ các chất dinh dưỡng xung quanh rễ cây giúp quá trình tạo năng lượng cho cây được khôi phục và duy trì ổn định. Cây có năng lượng thì quá trình trao đổi chất và hút nước giữa rễ cây và môi trường được diễn ra thuận lợi, giúp cây vượt hạn mặn.

Đồng thời các hợp chất hữu cơ được vi sinh vật tiết ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các hợp chất hữu cơ này sẽ trung hòa với muối (Na+, Cl-…) tạo các hợp chất hữu cơ và các loại muối khác giúp giảm độ mặn của NaCl trong đất. Các loại muối này không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây.

Đây được xem là một giải pháp cải tạo đất, hạ độ mặn bền vững trong hiện tại và tương lai khi quá trình xâm nhập mặn đang gia tăng.

Tùy theo tình trạng nhiễm mặn của cây và tùy loại cây mà sẽ có công thức rửa mặn phù hợp, bà con liên hệ bộ phận tư vấn kỹ thuật của Thuận Thiên để được tư vấn cụ thể và hỗ trợ tốt hơn (Bộ phận tư vấn kỹ thuật: 0945 456 457 – 0385 456 457 – 0772 456 457 – 0948 456 457 – 0859 456 457 – 0326 456 457 – 0944 456 457).

Lưu ý: Không nên bón phân có chứa Natri và Clo vì sẽ tăng độ độc cho cây. Đồng thời, không nên xử lý cây ra hoa trong giai đoạn này nếu nguồn nước tưới không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây khi đậu trái và phát triển trái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *