Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ: www.ifoam.org) với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là phương pháp nuôi hữu cơ, trồng rau hữu cơ, quả hữu cơ, thực phẩm hữu cơ mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào như: Thuốc trừ sâu hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hoá chất, các loại phân hoá học. Sản xuất hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều hệ thống chứng nhận hữu cơ khác nhau. Trong các hệ thống chứng nhận đó, có những hệ thống nhà sản xuất phải bỏ ra một chi phí rất lớn dành cho việc đánh giá chứng nhận. Tuy nhiên, bên cạnh các hệ thống khi được chứng nhận nhà sản xuất phải trả chi phí còn có những hệ thống chứng nhận miễn phí với mục tiêu chung là vì sức khỏe cộng đồng. Hệ thống Phát triển và chứng nhận hữu cơ Việt Nam (Viet Nam Organic Food Certificate- VOFcert) của Trung tâm Phát triển và chứng nhận hữu cơ Việt Nam (Organic Development and Certification Center of Viet Nam – ODCCVN) là một trong những hệ thống chứng nhận miễn phí cho các nhà sản xuất. Các nhà sản xuất tự nguyện tham gia, tự nguyện thực hiện theo quy trình kỹ thuật tự nguyện chịu sự đánh giá, tự nguyện chịu sự giám sát  sẽ được cấp chứng nhận VOF Certificate. Tùy mức độ đạt được mà nhà sản xuất được chất chứng nhận an toàn hay hữu cơ. Hệ thống này áp dụng tiến bộ khoa học để xây dựng và triển khai quy trình kỹ thuật tiên tiến đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn sạch hoặc/và tiêu chuẩn hữu cơ. Hệ thống làm việc dựa trên hội đồng cố vấn, cán bộ kỹ thuật, các tình nguyện viên tham gia vào chuỗi phát triển, đánh giá, giám sát, chứng nhận liên tục. Hệ thống chứng nhận VOFcert (chung nhan huu co) cũng dựa trên các nguyên tắc của IFOAM.

Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ (IFOAM):

Những nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ là những gốc rễ cơ bản mà từ đó nông nghiệp hữu cơ có thể phát triển. Chúng biểu thị những gì mà nông nghiệp hữu cơ có thể đóng góp cho thế giới, và một tầm nhìn giúp cải thiện nền nông nghiệp nói chung trên phương diện toàn cầu.

Nông nghiệp là một trong những hoạt động cơ bản của con người bởi vì ai cũng cần phải nuôi sống bản thân hằng ngày. Các giá trị lịch sử, văn hóa và cộng đồng đều được tích hợp trong nông nghiệp. Các nguyên tắc này áp dụng vào nông nghiệp với ý nghĩa bao quát nhất, bao gồm cả cách thức mà con người chăm sóc đất đai, nước, cây trồng và động vật, nhằm sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm cũng như những loại hàng hóa khác. Những nguyên tắc này cũng liên quan đến cách con người tương tác với các thể sống, liên kết chúng với nhau và định hình được tài sản kế thừa của các thế hệ tương lai

Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ đóng vai trò làm động lực cho xu hướng vận động hữu cơ theo cách đa dạng nhất.

Nông nghiệp hữu cơ dựa vào 4 nguyên tắc cơ bản:

Nguyên tắc về sức khỏe: Nông nghiệp hữu cơ phải duy trì và gia tăng được độ phì nhiêu của đất, sức khỏe của cây trồng, vật nuôi, con người và cả hành tinh như một thể thống nhất và không thể tách rời.

 

Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ

Nguyên tắc về sinh thái: Nông nghiệp hữu cơ phải dựa vào các hệ sinh thái và chu trình sống, cùng chung sống với chúng, kiểm soát chúng và giúp chúng duy trì bền vững.

Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ

Nguyên tắc về tính công bằng:  Nông nghiệp hữu cơ phải được xây dựng trên các mối quan hệ có thể đảm bảo tính công bằng về môi trường chung và các cơ hội sống cho tất cả.

Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ

Nguyên tắc về tính cẩn trọng:  Nông nghiệp hữu cơ phải được quản lý bằng một cách có trách nhiệm và có dự phòng nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe và sự giàu mạnh của các thế hệ hôm nay và mai sau.

Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ

Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM: “Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người.”

Nhìn chung canh tác hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao,… Ngoài ra còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương,…

Theo Trung tâm Phát triển và Chứng nhận Hữu cơ Việt Nam 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *