- Sau xử lý đất ít nhất là 20 ngày đối với đất tốt
- Khi pH > 6, tốt nhất là 6,5
- Trồng khi mô/líp đã có cỏ mọc
- Đối với đất bị ngộ độc/đất phèn thì thời gian xử lý có thể kéo dài đến vài tháng
Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thường mắc phải lỗi trồng cây quá sâu (đặc biệt là cây Sầu riêng), dẫn đến bộ rễ phát triển kém, cây sinh trưởng, phát triển chậm, khó xử lý bệnh (Fusarium, Phytophthora,…) và khó khăn cho việc xử lý phân hóa mầm hoa.
- Đối với miền Tây Nam Bộ: cần tạo líp hay mô trồng dạng mai rùa nhằm hạn chế úng nước, giữ nước vào mùa mưa và dễ dàng cho việc đậy bạc xử lý phân hóa mầm hoa. Khi trồng cần lưu ý trồng mặt bầu cách mặt đất 5 – 10 cm.
- Đối với miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên:
- Đất dốc (<30o): Không cần phải lên mô, khi trồng cần lưu ý trồng mặt bầu ngang bằng với mặt đất.
- Đất bằng phẳng: Có thể tạo mô để trồng nhưng không quá cao như miền Tây (độ cao mô khoảng 30 cm). Khi trồng cần lưu ý trồng mặt bầu cách mặt đất 5 – 10 cm.
Nông dân hay mắc phải lỗi trồng cây quá dày với châm ngôn là “tất đất tất vàng” thấy đất trống ở đâu là trồng vào đó. Vì vậy, cây nhanh giáp tán dẫn đến cạnh tranh rễ, cạnh tranh dinh dưỡng và cạnh tranh về không gian sống. Cho nên, trước khi trồng cây gì đó cần tham khảo kỹ thuật để xác định khoảng cách trồng phù hợp cho từng loại cây trồng.
- Khoảng cách trồng chuẩn ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên (đất tốt) là 10 x 10 m hoặc 12 x 12 m, trồng theo kiểu so le (nanh sấu). Có thể trồng 5 x 5 m hay 6 x 6 m để thu được hiệu quả kinh tế cao cho mấy năm đầu giai đoạn kinh doanh. Khi cây giáp tàn thì tiến hành thu tàn cây ở giữa lại dần dần. Khi cây từ 8 – 10 năm tuổi thì tiến hành phá bỏ cây ở giữa (tùy cây sung/suy mà thời gian phá bỏ cây sẽ khác nhau).
- Khoảng cách trồng chuẩn ở miền Tây Nam Bộ là 8 x 8 m, trồng theo kiểu so le (nanh sấu). Có thể trồng 10 x 10 m sau đó trồng xen bưởi vào 2 bên mép mương.
Với quan niệm cây càng to càng tốt (cây giống già), cây sẽ phát triển nhanh và nhanh có thu nên đã dẫn đến hệ lụy về sau cây sẽ sinh trưởng, phát triển chậm hơn so với những cây đúng tuổi.
- Tìm mua những cơ sở có độ uy tín cao, truy xuất được nguồn gốc cây giống.
- Hạt giống cây gốc ghép phải đủ độ chín/già.
- Cây gốc ghép phải đủ 12 tháng tuổi
- Thân gốc ghép phải hồng hào và không quá to (to khoảng bằng ngón tay cái).
- Chồi ghép phải khỏe, tiếp xúc tốt với gốc ghép, không dị dạng, không sâu/bệnh.
- Tốt nhất chọn những cây được nhà sản xuất thay ra bầu lớn hơn.
Lưu ý: Sau khi mua giống về cần dưỡng và luyện nắng cho cây; cần phun công thức cho lá già trước khi tiến hành trồng.
Pha 200 lít nước + 250 ml SHOHA SOIL + 500 ml SHOHA FLOWER + 250 ml SHOHA COMBI + 100 – 120 ml AMINO ACID + 100 – 120 ml SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5) + 500 ml K-LI HỮU CƠ + 250 ml Tinh dầu NEEM NANO TS
Phun lên lá và rà tưới gốc
5. Hướng trồng cây
- Trồng hàng cây theo hướng ĐÔNG – TÂY để giúp cho cây có thể nhận ánh sáng cả ngày.
- Chồi ghép phải ngược hướng với hướng gió chính của khu vực trồng nhằm hạn chế bị tét chồi ghép do gió mạnh. Sau khi trồng xong phải cắm cọc neo buộc cây giống.
6. Thiết kế hệ thống tưới
- Lắp đặt tối thiểu 2 béc tưới phun mưa, mỗi bên cách gốc 2 – 2,5 m.
- Không nên sử dụng tưới nhỏ giọt cho cây vì cung cấp nước không đều và phủ nước toàn bộ hệ thống rễ của cây.
- Cắt sát gốc cỏ vào đầu mùa mưa dầm (đầu tháng 7 âm lịch).
- Mùa khô có thể không cần phải cắt cỏ, nếu cỏ quá rậm rạp che béc tưới thì có thể cắt nhưng không nên cắt sát như gốc như mùa mưa.
- Không cắt cỏ khi cây đang ra cơi đọt, cắt cỏ giai đoạn này rễ non tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng cây sẽ bị sốc sinh lý dẫn đến cây dễ bị sâu rầy tấn công và khó quản lý được sâu rầy.
- Để chuẩn bị dinh dưỡng cho cơi lá tiếp theo nên bón hữu cơ khi lúc lá già. Vì sau 8 – 10 ngày cây mới có thể sử dụng dinh dưỡng từ phân hữu cơ.
- Nên bón phân hữu cơ trước 2 – 3 ngày tưới nước cho phân tan thì tiến hành cắt cỏ phủ lên. Lưu ý: không được cắt cỏ trước khi bón phân hữu cơ.
- Bón SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5) khi cơi đọt ra búp búp.
- Giống Ri 6, Mongthong nên tỉa trước khi phun phân hóa mầm hoa 2 tháng.
- Giống Musang King nên tỉa trước khi phun phân hóa mầm hoa 4 tháng.
- Lưu ý: Không được tỉa hết 1 lần mà chia ra các lần tỉa, mỗi lần cách nhau khoảng 30 ngày.
10. Công dụng và sự cần thiết của chồi vượt (cành bơi)
Trong thời điểm phân hóa mầm hoa chồi vượt thân/cành (cành bơi) có công dụng nhất định trong việc hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng từ công thức phân hóa mầm hoa. Cần lưu ý những điểm sau trong việc giữ và tỉa chồi này:
- Đối với cây suy, có bộ lá không sum suê thì nên giữ lại chồi này trong quá trình xử lý phân hóa mầm hoa để tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng. Khi kết thúc các lần phun xử lý được 7 – 10 ngày thì tiến hành tỉa bỏ chồi này.
- Đối với cây sung, bộ lá đầy đủ thì việc giữ hay tỉa chồi này không quá quan trọng, vì trên cây đã đủ lá để hấp thu tốt dinh dưỡng.
- Đối với miền Tây nếu làm trái nghịch vụ nên đậy bạc gây ức chế vào mùng 1, 5, 10 tháng 6 (âm lịch). Tùy vào cây tơ hay già, sung hay suy mà đậy bạc sớm hay muộn. Cây tơ hay cây sung thì nên đậy bạc sớm vào mùng 1.
- Cây tơ cần nắng trong giai đoạn này từ 10 – 12 ngày.
- Cây già cần nắng trong giai đoạn này từ 5 – 7 ngày.
- Thời gian tối đa cho quá trình đậy bạc không được quá 40 ngày.
12. Bổ sung nước cho cây trong quá trình phân hóa mầm hoa
- Đối với miền Tây Nam Bộ: Trong quá trình đậy bạc nếu nhìn bộ lá lúc 12 – 13h bị sào, ủ rũ thì sáng hôm sau cần phun nước tưới lại để làm dịu lá. Kết hợp bổ sung thêm 1 ít dinh dưỡng: 250 ml SHOHA SOIL + 50 ml AMINO ACID + 50 ml SHOHA EXTRA pha cho 200 lít nước.
- Đối với miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Nếu nhìn bộ lá lúc 12 – 13h bị sào, ủ rũ thì sáng hôm sau cần tưới nước lại, lượng nước tưới gốc từ 20 – 30 lít/cây (tùy cây lớn hay nhỏ).
- Miền Tây Nam Bộ: lượng nước bắt đầu từ 10 lít.
- Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên: lượng nước bắt đầu từ 20 – 30 lít (tùy cây lớn hay nhỏ).
- Các lần tưới tiếp theo có thể tăng thêm 10 lít mỗi lần. Tuy nhiên, lượng nước tưới còn dựa vào trạng thái của đất, cấu trúc đất chặt hay tơi xốp, giữ nước tốt hay kém. Nông dân cần linh động để điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp.
Lưu ý: Nếu nông dân tưới tay thì tưới nước quanh rìa tán lá.
- Chuẩn bị cơi đợt làm bông
- Nếu cây sung, cơi lá trước đó khỏe thì lượng phân hữu cơ có thể giảm 25 – 50% nhằm tránh tình trạng cây quá sung dẫn đến khó quản lý cơi đọt trong lúc phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả.
- Nếu cây suy, cơi đọt trước đó yếu thì lượng phân hữu cơ như bình thường.
- Khi hoa phát triển rõ và dài 2 – 3 cm: Bón để nuôi hoa và kéo cơi đọt
- Bông được 30 ngày tuổi: Giai đoạn này có thể bón hoặc không tùy thuộc và sức khỏe của cây. Lưu ý: Cơi đọt phải lụa trước khi xổ nhụy 5 – 7 ngày
- Sau khi xổ nhụy 20 – 30 ngày
- Trái to bằng quả trứng gà
- Sau đó 15 – 20 ngày
- Trái 60 – 75 ngày bón đợt cuối (nuôi cơi lá nhằm sau khi thu hoạch cây không bị suy)
LƯU Ý: GIAI ĐOẠN NÀY BÓN NHIỀU LẦN, KHÔNG BÓN 1 LẦN NHIỀU
- Phun rà kỹ hết tất cả các cành (đặc biệt dưới dạ cành), mặt dưới của lá, phun phủ mặt ngoài của lá.
- Phun xuống đất từ mép tán lá ra 1,5 – 2 m (tùy cây nhỏ hay lớn), cây suy phun 1 vòng, cây sung thì phun 2 vòng.
- Sau đó, quay lại bên trong tán phun lại những cành sung (hồng hào).
16. Lưu ý trong công thức phun điểm cành
- Trong công thức điểm cành (đối với những cây sau khi xử lý phân hóa mầm hoa mà vẫn còn 1 vài cành chưa ra mắt cua), cần bổ sung thêm 150 – 200 ml SHOHA SOIL. SHOHA SOIL có tính mát nên sẽ giúp làm giảm tổn thương mắt cua ở những cành đã xuất hiện khi phun K-LI HỮU CƠ ở liều cao.
- Liều lượng K-LI HỮU CƠ tối đa trong công thức điểm cành là 300 ml.
- Pha 200 lít nước + 250 ml SHOHA SOIL + 100 ml AMINO ACID + 50 ml SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5) + 200 – 250 ml K-LI HỮU CƠ
- 5 – 7 ngày sau: Pha 200 lít nước + 250 ml SHOHA SOIL + 120 ml AMINO ACID + 60 ml SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5) + 200 – 250 ml K-LI HỮU CƠ
Trước khi xổ nhụy cần phun công thức côn trùng và kết hợp tăng trưởng (Nếu cây yếu)
Pha 200 Lít nước + 250 ml SHOHA SOIL + 200 – 300 ml SHOHA COMBI + 100 – 300 ml AMINO ACID + 200 – 250 ml SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5) + 300 – 350 ml TINH DẦU NEEM NANO TS + 150 – 200 ml K-LI HỮU CƠ
Lưu ý: Nếu phun vào buổi chiều mát, lượng SHOHA EXTRA có thể phun 250 ml
- Ra ngọn: Phun 1 lần với công thức 200 LÍT NƯỚC+ 200 – 250 ML SHOHA SOIL+ 500 ML SHOHA FLOWER + 500 ML K-LI HỮU CƠ.
- Phóng ngọn: Phun 2 lần với công thức 200 LÍT NƯỚC+ 200 – 250 ML SHOHA SOIL+ 750 ML SHOHA FLOWER + 750 ML K-LI HỮU CƠ.
- Gai sầu riêng lúc nhỏ (ngón tay đến quả trứng gà) không hồng: Pha 200 lít nước + 250 ml SHOHA SOIL + 200 – 300 ml SHOHA COMBI + 100 – 150 ml SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5). Lưu ý: trái to thì liều SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5) tối đa 200 ml.
- Chân gai bị rạng: Pha 200 lít nước + 250 ml SHOHA SOIL + 200 – 300 ml SHOHA COMBI + 2 gói (50 gram) FERTRILON COMBI + 200 – 300 ml AMINO AICD + 200 ml SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5) + 250 – 300 ml K-LI HỮU CƠ.
* CÔNG THỨC ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG GIAI ĐOẠN RA BÔNG (BÔNG DƯỚI 3 CM):
- Rụng sinh lý: Tất cả các loại cây ăn trái nói chung và cây sầu riêng nói riêng đều xảy ra hiện tượng rụng trái sinh lý. Khi cây có lượng trái non đậu quá nhiều, vượt quá khả năng nuôi dưỡng của cây thì nó sẽ tự động xả bớt một lượng trái nhất định để đảm bảo sức khỏe của mình. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và không ảnh hưởng nhiều đến năng suất của cây.
- Lưu ý: Cần cung cấp dinh dưỡng cân đối để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng dẫn đến rụng hàng loạt.
- Sốc nước: Rất nhiều nhà mắc phải sai lầm trong giai đoạn nuôi trái non sầu riêng là để cây bị khô hạn quá lâu sau đó tưới nước đột ngột khiến cây bị sốc nước hoặc trong giai đoạn này lại gặp phải những cơn mưa đột ngột khiến cây bị sốc. Đồng thời, tưới quá nhiều nước cũng là nguyên nhân dẫn đến rụng trái non.
- Giai đoạn này cần tưới vừa đủ, chia làm nhiều lần tưới, không được tưới 1 lần quá nhiều.
- Phóng đọt: Nếu trong thời gian cây bắt đầu xổ nhụy cho đến khi trái non lớn hơn quả trứng ngỗng, cây ra đọt lá non mạnh ở ngoài đầu cành sẽ khiến trái non rụng rất nhiều. Bởi khi cây ra đọt non mới, cây sẽ ưu tiên dinh dưỡng nuôi đọt trước, nuôi trái sau dẫn đến trái non thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng và rụng hàng loạt. Đây là vấn đề mà rất nhiều nhà vườn canh tác sầu riêng gặp phải.
- Trước khi xả nhụy cần kéo đọt cho lá về lụa càng sớm càng tốt, trước xả nhụy tầm 7 ngày lá về lụa là có thể yên tâm.
- Thiếu và mất cân bằng dinh dưỡng: Giai đoạn cây mang trái cần một lượng dinh dưỡng rất lớn, nếu cây thiếu hụt dinh dưỡng, cây sẽ bị đuối sức, không đủ sức để nuôi trái và trái sẽ rụng khi không được cung cấp dinh dưỡng kịp thời. Bên cạnh đó, có thể cây được bổ sung dinh dưỡng nhưng lại không cân đối. Dư thừa nhiều dinh dưỡng đa lượng, ít dinh dưỡng trung, vi lượng cũng khiến trái phát triển không đồng đều và dễ rụng.
- Gặp điều kiện bất lợi: Trong giai đoạn đầu nuôi trái, nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi như mưa kéo dài, nhiệt độ quá cao hay gặp sương mù dày đặc cũng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và dễ khiến trái non rụng.
- Cần phun các công thức giữ trái nhầm hạn chế các tác động của thời tiết bất lợi.
- Côn trùng và sâu bệnh tấn công: Trong giai đoạn đầu nuôi trái, nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi như mưa kéo dài hoặc nhiệt độ quá cao cũng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và dễ khiến trái non rụng.
- Cần kết hợp công thức côn trùng và sâu bệnh vào các đợt phun để hạn chế rụng trái non do tác động của côn trùng, sâu bệnh hại.
24. Lưu ý về liều lượng sử dụng AMINO ACID
- Mùa mưa dầm: pha tối đa 500 ml với 200 lít nước.
- Có nắng có mưa (đầu và cuối mùa mưa): pha tối đa 1 lít với 200 lít nước.
- Mùa nắng (đặc biệt nắng gắt): có thể pha lên đến 1,5 lít với 200 lít nước.
- Đối với vùng đất cát, đất sỏi cơm (50% sỏi): tăng lượng AMINO ACID thêm 500 ml cho mỗi điều kiện trên.