Vào giai đoạn phân hóa mầm hoa nông dân cần dựa vào thời tiết (mưa nhiều hay mưa ít) để quyết định nồng độ công thức phân hóa mầm hoa. Nếu vườn nào quá sung hoặc vườn tơ thì nông dân cần cắt cành tăm (cành nhỏ bằng ngón tay) trước khi làm bông. Đối với giống Ri6, Mongthong thì cắt cành tâm trước 2 tháng. Đối với giống Musang King phải cắt cành tâm trước 4 tháng. Việc cắt cành tăm nhằm mục đích để cho Abscisic Acid (ABA) tăng cao giúp cho cây dễ ra bông. Không nên cắt 1 lúc mà phải chia ra nhiều đợt, cắt từ trong thân ra, cắt đến đoạn cành vừa cong vươn lên trên, mỗi đợt cách nhau 30 ngày. Thời điểm phun phân hóa mầm hoa là sau khi lá cuối của cơi đọt vừa mở hết cở, thời điểm này lá sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
➤ ĐỐI VỚI CÂY LÀM TRÁI NĂM ĐẦU (CÂY TƠ)
★ GIỐNG RI 6 VÀ GIỐNG MONGTHONG:
- Sục gốc làm già lá, tránh phóng ngọn: Với những vườn làm sớm vụ hoặc cây tơ quá sung, cần sục gốc công thức 200l nước + 1000ml SHOHA FLOWER để làm già hóa bộ rễ và lá.
- Xử lý lần 1: Pha 200 Lít nước + 250 ml SHOHA SOIL + 200 ml SHOHA COMBI + 50 gram (2 gói) FETRILON-COMBI + 700 ml SHOHA FLOWER + 700 ml K-LI HỮU CƠ
- Xử lý Lần 2: Sau lần 1 từ 5 – 7 ngày thì phun lại công thức: 200 Lít nước + 250 ml SHOHA SOIL + 100 ml SHOHA COMBI + 25 gram (1 gói) FETRILON-COMBI + 500 ml SHOHA FLOWER + 500 ml K-LI HỮU CƠ
- Xử lý Lần 3: Phun cách lần 2 từ 5 – 7 ngày theo công thức 200 Lít nước + 500 ml K-LI HỮU CƠ
- Có thể xử lý lần 4:
- Nếu chưa ra mắt cua thì phun lại theo công thức 200 Lít nước + 500 ml K-LI HỮU CƠ.
- Nếu cây đã ra mắt cua nhưng còn 1 vài cành chưa ra thì phun rà lại những cành này theo công thức điểm cành: Pha 200 Lít nước + 150 – 200 ml SHOHA SOIL + 200 ml SHOHA COMBI + 300 ml K-LI HỮU CƠ.
Lưu ý: Nếu cây đã xuất hiện mắt cua thì khi phun rà lại những cành chưa mắt cua nên kết hợp SHOHA SOIL để làm mát những mắt cua bên cành khác nhằm tránh ảnh hưởng bởi K-LI HỮU CƠ liều cao.
★ GIỐNG MUSANG KING:
- Sục gốc làm già lá, tránh phóng ngọn: Do cây tơ Musuangking rất sung, cần sục gốc công thức 200l nước + 1000ml SHOHA FLOWER để làm già hóa bộ rễ và lá.
- Phun phân hóa mầm hoa 3 lần liên tục (5 – 7 ngày/lần) theo công thức: Pha 200 Lít nước + 250 ml SHOHA SOIL + 200 ml SHOHA COMBI + 50 gram (2 gói) FETRILON-COMBI + 1000 ml SHOHA FLOWER + 1000 ml K-LI HỮU CƠ.
- Liều lượng SHOHA COMBI và FERTRILON COMBI phun xử lý lần 2 chỉ cần sử dụng 100 ml SHOHA COMBI và 25 gram (1 gói) FETRILON-COMBI.
- Xử lý lần 3 không cần sử dụng, SHOHA COMBI và FETRILON-COMBI.
- Có thể xử lý lần 4:
- Nếu chưa ra mắt cua thì phun lại theo công thức: 200 Lít nước + 500 ml K-LI HỮU CƠ
- Nếu cây đã ra mắt cua nhưng còn 1 vài cành chưa ra thì phun rà lại những cành này theo công thức điểm cành: Pha 200 Lít nước + 150 – 200 ml SHOHA SOIL + 200 ml SHOHA COMBI + 500 ml K-LI HỮU CƠ.
Lưu ý:
- Sử dụng SHOHA FLOWER và K-LI HỮU CƠ ở liều 1000 ml thì phải phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Vì nếu phun vào lúc trưa nắng nóng với liều cao thì bộ lá dễ bị sốc sinh lý, cháy và rụng lá.
- Nếu cây đã xuất hiện mắt cua thì khi phun rà lại những cành chưa mắt cua nên kết hợp SHOHA SOIL để làm mát những mắt cua bên cành khác nhằm tránh ảnh hưởng bởi K-LI HỮU CƠ liều cao.
- Với những cây đã làm trái được từ 3 vụ trở lên thì có thể giảm lượng SHOHA FLOWER và K-LI HỮU CƠ xuống còn 700ml
➤ ĐỐI VỚI CÂY ĐÃ CHO TRÁI
★ GIỐNG RI 6 VÀ GIỐNG MONGTHONG:
- Tùy theo cây sung hay suy, có thể chỉ cần phun phân hóa mầm hoa 2 lần theo công thức: Pha 200 Lít nước + 250 ml SHOHA SOIL + 200 ml SHOHA COMBI + 50 gram (2 gói) FETRILON-COMBI + 500 ml SHOHA FLOWER + 500 ml K-LI HỮU CƠ
- Liều lượng SHOHA COMBI và FERTRILON COMBI phun xử lý lần 2 chỉ cần sử dụng 100 ml SHOHA COMBI và 25 gram (1 gói) FETRILON-COMBI.
- Xử lý lần 3:
- Nếu chưa ra mắt cua thì phun lại theo công thức: 200 Lít nước + 500 ml K-LI HỮU CƠ.
- Nếu cây đã ra mắt cua nhưng còn 1 vài cành chưa ra thì phun rà lại những cành này theo công thức điểm cành: Pha 200 Lít nước + 250 ml SHOHA SOIL + 200 ml SHOHA COMBI + 300 ml K-LI HỮU CƠ
Lưu ý: Nếu cây đã xuất hiện mắt cua thì khi phun rà lại những cành chưa mắt cua nên kết hợp SHOHA SOIL để làm mát những mắt cua bên cành khác nhằm tránh ảnh hưởng bởi K-LI HỮU CƠ liều cao.
★ GIỐNG MUSANG KING đã cho trái từ 3 năm trở lên:
- Phun phân hóa mầm hoa 3 lần liên tục (5 – 7 ngày/lần) theo công thức: Pha 200 Lít nước + 250 ml SHOHA SOIL + 200 ml SHOHA COMBI + 50 gram (2 gói) FETRILON-COMBI + 700 ml SHOHA FLOWER + 700 ml K-LI HỮU CƠ
- Liều lượng SHOHA COMBI và FERTRILON COMBI phun xử lý lần 2 chỉ cần sử dụng 100 ml SHOHA COMBI và 25 gram (1 gói) FETRILON-COMBI.
- Xử lý lần 3 không cần sử dụng SHOHA SOIL, SHOHA COMBI và FETRILON-COMBI.
- Có thể xử lý lần 4:
- Nếu chưa ra mắt cua thì phun lại theo công thức: 200 Lít nước + 250 ml SHOHA SOIL + 500 ml K-LI HỮU CƠ
- Nếu cây đã ra mắt cua nhưng còn 1 vài cành chưa ra thì phun rà lại những cành này theo công thức điểm cành: Pha 200 Lít nước + 250 ml SHOHA SOIL + 200 ml SHOHA COMBI + 300 ml K-LI HỮU CƠ.
LƯU Ý:
- Nếu cây làm trái rồi nhưng cây còn sung thì có thể tăng liều SHOHA FLOWER và K-LI HỮU CƠ lần đầu lên 750 đến 1000 ml mỗi loại (Nông dân cần linh biến ở điểm này).
- Nếu cây đã xuất hiện mắt cua thì khi phun rà lại những cành chưa mắt cua nên kết hợp SHOHA SOIL để làm mát những mắt cua bên cành khác nhằm tránh ảnh hưởng bởi K-LI HỮU CƠ liều cao.
★ CÁCH PHUN:
- Phun rà kỹ hết tất cả các cành (đặc biệt dưới dạ cành), mặt dưới của lá, phun phủ mặt ngoài của lá.
- Phun xuống đất từ mép tán lá ra 1,5 – 2m (tùy cây nhỏ hay lớn), cây suy phun 1 vòng, cây sung thì phun 2 vòng.
- Sau đó, quay lại bên trong tán phun rà lại những cành sung (hồng hào).
LƯU Ý:
-
Sau mỗi lần phun phân hóa mầm hoa cần phải tưới nước lại ngay sau đó với mục đích cho hỗn hợp thấm vào đất từ 5 – 10 cm để cho rễ hấp thụ một phần dinh dưỡng. Rễ hấp thụ dinh dưỡng sẽ giúp cây ra bông đồng đều và triệt để hơn.
-
Tùy theo tình trạng sức khỏe của cây mà phun nhiều hay ít hoặc gia giảm nồng độ các chất. Cây ra hoa đồng đều và đồng loạt hay không là phụ thuộc vào điều này RẤT QUAN TRỌNG.
-
Đây là công thức chung cho nông dân tham khảo, tùy theo tình hình thực tế từng vùng mà các đại lý sẽ hướng dẫn khác nhau. Thật ra, làm bông sớm hay trái vụ cho cây trồng sẽ không có công thức cụ thể mà phải linh biến để thành công. Nếu công thức phân hóa mầm hoa quá đậm → bông ra quá nhiều → tốn công lặt bỏ bông → cây trồng mất sức → nông dân tốn nhiều chi phí. Nếu công thức quá loãng thì sẽ bị thiếu bông → năng suất thấp. Nếu xử lý lần 1 xong mà bước vào mùa nắng thì không cần xử lý lần 2 cây cũng ra hoa nên nông dân cần trao đổi thường xuyên với đại lý để có giải pháp thích hợp, hiệu quả và có lợi nhất.