CÂY LÚA

cây lúa hữu cơ - hữu cơ thuận thiên - nông nghiệp bền vững - nông nghiệp thuận thiên

I. XỬ LÝ ĐẤT

1.1 Cải tạo đất bằng chế phẩm SHOHA SOIL

Pha 1 – 1,5 Lít SHOHA SOIL + 400 – 600 Lít nước phun đều lên 1 hecta đất.

Lưu ý:
    • Bón xử lý SHOHA SOIL lúc đất nứt chân chim độ ẩm khoảng 40 – 60% để đạt hiệu quả tốt nhất.
    • Xử lý SHOHA SOIL trước khi sạ càng sớm càng tốt. Nếu đất phèn thì có thể sạ sau khi xử lý từ 20 đến 30 ngày.
    • Nếu lần đầu ứng dụng Quy trình Thuận Thiên nên sử dụng 1,5 lít SHOHA SOIL/ha.
1.2 Quản lý cỏ dại
  • Trước sạ: Sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm để kiểm soát cỏ dại (phải sử dụng loại thuốc có độc lực thấp). Quy trình Thuận Thiên đề xuất sử dụng thuốc cỏ tiền nảy mầm DENOFIT 300EC.
  • Thời điểm 10 – 15 ngày sau sạ: Cần theo dõi và nhổ cỏ sót trên ruộng để giảm nguy cơ cạnh tranh dinh dưỡng ngay từ đầu vụ.
  • Thời điểm 30 – 35 ngày sau sạ: Đây là thời điểm cỏ trỗ bông (cỏ lồng vực, đuôi phụng,…) hay lúa cỏ đã thể hiện kiểu hình khác so với lúa trồng nên rất dễ dàng phát hiện và loại trừ.

1.3 Quản lý nước: Áp dụng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ cho lúa trong từng giai đoạn: trong tuần đầu tiên sau khi sạ, giai đoạn lúa 25 – 40 ngày, giai đoạn lúa 40 – 45 ngày, giai đoạn lúa 60 – 70 ngày, cây lúa 70 ngày đến thu hoạch.
  • Sau sạ: Cần rút nước cho ruộng khô ráo, giữ nước trong ruộng ở trạng thái bảo hòa tránh cho mầm không thể mọc do ngập úng.
  • Tuần đầu tiên sau khi sạ: Giữ mực nước ruộng từ bảo hòa đến cao khoảng 1 cm. Mực nước trong ruộng giữ cao khoảng 1 – 3 cm. Giữ nước liên tục trong ruộng ở giai đoạn này hạn chế sự mọc mầm của các loài cỏ.
  • Giai đoạn lúa 25 – 40 ngày: Giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và tối đa. Giữ mực nước trong ruộng từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15 cm nhằm hạn chế việc đẻ nhánh vô hiệu. Khi nước xuống thấp hơn vạch 15 cm thì bơm nước vào ngập tối đa 5 cm so với mặt đất ruộng. Mực nước hạ thấp hơn mặt đất không quá 15 cm sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào trong đất, chống cây lúa đổ ngã và dễ thu hoạch.
  • Giai đoạn lúa 40 – 45 ngày: Giai đoạn bón phân (đón đòng). Lúc này bơm nước vào ngập khoảng 1 – 3 cm trước khi bón phân nhằm tránh ánh sáng làm phân hủy và phân bị bốc hơi.
Lưu ý: Do đặc tính tan chậm của phân hữu cơ, nếu thời tiết thuận lợi nên để nước bay hơi tự nhiên, hạn chế tháo nước tránh làm thất thoát dinh dưỡng từ phân.
  • Giai đoạn lúa 60 – 70 ngày: Giai đoạn lúa trỗ đòng nên cần giữ mực nước trong ruộng cao 3 – 5 cm liên tục trong khoảng 10 ngày để đủ nước cho cây lúa trỗ và thụ phấn dễ dàng, tránh nghẹn đòng, lép hạt.
  • Giai đoạn lúa 70 ngày đến khi thu hoạch: Chỉ giữ mực nước từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15 cm. Lưu ý phải cắt nước 10 ngày trước khi thu hoạch để mặt ruộng được khô ráo, dễ áp dụng bằng máy gặt.
Để theo dõi mực nước trên ruộng có thể sử dụng ống nhựa PVC, đường kính khoảng 15 cm và dài 30 cm. Đặt âm đất ống nhựa một khoảng 20 cm, phần ống này khoang những hàng lỗ nhỏ đường kính 0,5 – 1,0 cm (lỗ cách lỗ 5 cm) . Lấy toàn bộ đất bên trong ống nhựa, các lỗ xung quanh giúp cho nước ra vào dễ dàng, mực nước bên trong và ngoài ống ngang bằng nhau (hình 1).

 

CÂY LÚA

Hình 1: Ảnh minh họa dụng cụ theo dõi mực nước đồng ruộng.

Nguồn: VTV

Lưu ý: Phương pháp tưới kiểm soát nước này chỉ thật sự hiệu quả khi mặt ruộng thật bằng phẳng.

Ngoài việc quản lý nước theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa như trên, cần chú ý một số trường hợp sau:

  • Nếu gặp thời tiết bất lợi (nóng trên 35ºC hoặc lạnh dưới 15ºC) thì cho nước ngập 15 – 20 cm để chóng nóng và chóng rét cho lúa.
  • Sau khi phun thuốc kiểm soát cỏ dại 2 – 3 ngày cần đưa nước vào ruộng, sau đó tháo nước ra để rửa độc cho lúa. Sau đó cho nước vào giữ mức từ 2 – 3 cm.
  • Khi kết thúc thời kỳ đẻ nhánh rộ, để giảm tỷ lệ đẻ nhánh vô hiệu ta có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau: (1) tháo nước phơi ruộng; (2) cho nước vào mức 5 – 7 cm. Nếu có điều kiện, nhất là vụ Hè Thu nên tháo nước phơi ruộng, để ráo ruộng đến nứt chân chim rồi cho nước vào 1 ngày 1 đêm ở mức 3 – 5 cm rồi tiếp tục tháo nước phơi ruộng. Lặp lại càng nhiều càng tốt, kết thúc phơi ruộng khi lúa bắt đầu làm đòng.

1.4 Kiểm soát ốc bưu vàng

Nông dân sử dụng chế phẩm Saponin (có hàm lượng 15 – 20%) từ bã trà với liều lượng 30 kg/ha trộn với 250 kg/ha phân Hữu Cơ Nhập Khẩu rồi rãi vào lúc trưa để kiểm soát ốc.       
Lưu ý:
  • Phải đợi 8 – 10 ngày (đối với vụ đầu ứng dụng Quy trình Thuận Thiên do lúc này đất chưa có nhiều trùn đất và vi sinh vật chuyển hóa chất dinh dưỡng trong phân) hoặc 5 – 10 ngày (ở các vụ tiếp theo) sau khi rãi phân + Saponin mới được tháo nước.
  • Do đặc tính tan chậm và phóng thích dinh dưỡng từ từ của phân hữu cơ nên giai đoạn này ta nên tháo nước càng muộn càng tốt nhằm giúp giảm thất thoát dinh dưỡng.

1.5 Bón Lót

Dùng 500 – 550 kg/ha (các ruộng đã ứng dụng quy trình thuận thiên trước đó có thể giảm 125 kg/ha) phân hữu cơ nhập khẩu để bón lót.

Lưu ý:
    • Bón sau giai đoạn xử lý ốc.
    • Đảm bảo bón đủ 750 kg/ha cho vụ đầu (bao gồm lượng phân dùng để xử lý ốc), 625 kg/ha ở các vụ tiếp theo.
    • Chỉ cấy/sạ lúa khi pH đất nằm trong khoảng 5,5 – 6,5.

II. Ngâm – Ủ lúa giống

    • Có thể bổ sung thêm vào dung dịch ngâm giống 50 ml AMINO ACID + 50 ml SHOHA FLOWER (Siêu lân) cho mỗi 200 Lít nước.
    • Ngâm ủ hạt giống: Đối với lúa thuần ngâm 48 – 72 giờ, lúa lai ngâm 10 – 24 giờ, có thể dựa vào hướng dẫn trên bao bì hạt giống. Ủ ấm hạt giống khoảng 20 – 24 giờ đến khi mầm mọc có độ dài đạt yêu cầu.

III. Sạ lúa

      • Nếu có điều kiện nên xạ lúa theo hàng hoặc cấy bằng máy cấy.
      • Mật độ xạ: 7 – 8 kg/1000m2 cho vụ Đông Xuân và 10 – 11 kg/1000m2 cho vụ Hè Thu.

IV. Dinh dưỡng cho cây lúa

Giai đoạn lúa 8 – 12 ngày sau sạ:

Phun đều mỗi hecta với 500 ml SHOHA SOIL + 0 – 500 ml Tinh Dầu NEEM NANO TN 

(Khuyến cáo pha với 200 – 400 Lít nước)

Phun thêm 250 – 400 ml Tinh Dầu NEEM NANO TS/200 lít nước (nếu đã ứng dụng quy trình Thuận Thiên trước đó có thể giảm còn 250 – 350 ml TS) nếu bị sâu rầy tấn công.

Giai đoạn này, Tinh Dầu NEEM NANO TN có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và trị bệnh đạo ôn từ rễ. Đặc biệt các ruộng lúa lần đầu ứng dụng quy trình Thuận Thiên nên chú ý vấn đề này. Ở các vụ tiếp theo nông dân có thể cân nhắc không sử dụng hoặc giảm liều dùng Tinh Dầu NEEM NANO TN nếu đất khỏe.

Giai đoạn lúa 20 – 25 ngày sau sạ ( Giai đoạn lúa đẻ nhánh):

Phun đều mỗi hecta 500 ml SHOHA SOIL + 1 Lít SHOHA EXTRA +  500 ml Tinh Dầu NEEM NANO TN + 250 400 ml Tinh Dầu NEEM NANO TS + 0,5 1 Lít SHOHA FLOWER 

(Khuyến nghị pha với 200 – 400 Lít nước)

Giai đoạn này thường tập trung nhiều sâu bệnh hại lúa nên vụ đầu ứng dụng Quy trình Thuận Thiên có thể dùng 250 – 400 ml Tinh Dầu NEEM NANO TS để ngăn ngừa hoặc kiểm soát sâu rầy (do thiên địch bị ảnh hưởng bởi thuốc BVTV nên còn rất ít), các vụ tiếp theo giảm lại còn 250 – 350 ml (nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến thiên địch).

Giai đoạn rước đòng:

Bón 200 – 300 kg phân hữu cơ/ha.

Phun đều mỗi hecta với 500 ml SHOHA SOIL + 500 ml Tinh Dầu NEEM NANO TN + 1 Lít SHOHA FLOWER

 (Khuyến nghị pha với 200 – 400 Lít nước)

Phun thêm 250 – 400 ml Tinh Dầu NEEM NANO TS/ 200 lít nước (nếu đã ứng dụng quy trình Thuận Thiên trước đó ta giảm liều còn 250 – 350 ml) nếu bị sâu rầy tấn công.

Giai đoạn làm đòng:

Phun đều mỗi hecta với 500 ml SHOHA SOIL + 500 ml Tinh Dầu NEEM NANO TN + 1 Lít SHOHA EXTRA (15 – 5 -5) + 1 Lít K-LI HỮU CƠ

(Khuyến nghị pha với 200 – 400 Lít nước)

Phun thêm 250 – 400 ml Tinh Dầu NEEM NANO TS/ 200 lít nước (nếu đã ứng dụng Quy trình Thuận Thiên trước đó thì giảm còn 250 – 350 ml) nếu bị sâu rầy tấn công.

Giai đoạn trổ (sau khi trổ 90%):

Phun đều mỗi hecta với 1 Lít SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5) + 1 Lít K-LI HỮU CƠ 

(Khuyến nghị pha với 200 – 400 Lít nước)

Phun thêm 250 – 400 ml Tinh Dầu NANO NEEM TS/ 200 lít nước (nếu đã ứng dụng Quy trình Thuận Thiên trước đó ta giảm liều còn 250 – 350 ml) nếu bị sâu rầy tấn công.

Không phun xịt khi lúa đang tung phấn vào khoảng 7 9 giờ sáng

Giai đoạn ngậm sữa:

Phun đều mỗi ha 0,8 – 1 lít SHOHA EXTRA +  1 lít AMINO ACID +500 ml SHOHA COMBI + 500 ml K-LI HỮU CƠ + 25 g (1 gói) FETRILON-COMBI

(Khuyến nghị pha với 200 – 400 Lít nước)

Phun thêm 250 – 400 ml Tinh Dầu NEEM NANO TS/ 200 lít nước (nếu đã ứng dụng quy trình Thuận Thiên trước đó ta giảm liều còn 250 – 350 ml) nếu bị sâu rầy tấn công.

Giai đoạn lúa vào gạo:

Phun đều mỗi ha 0,8 – 1 lít SHOHA EXTRA + 1,5 lít AMINO ACID + 500 ml SHOHA COMBI + 750 ml – 1000 ml K-LI HỮU CƠ + 50g (2 gói) FETRILON-COMBI

(Khuyến nghị pha với 200 – 400 Lít nước)

Phun thêm 250 – 400 ml Tinh Dầu NEEM NANO TS/ 200 lít nước (nếu đã ứng dụng quy trình Thuận Thiên trước đó ta giảm liều còn 250 – 350 ml) nếu bị sâu rầy tấn công.

LƯU Ý: Vào vụ mùa có mưa nhiều, nhiệt độ và ẩm độ cao cần giảm lượng AMINO ACID để hạn chế nấm bệnh giai đoạn cuối.

V. Khử lúa lẫn

    • Lần 1: Giai đoạn lúa đẻ nhánh, cần loại bỏ cây có kiểu hình (chiều cao, hình dạng lá, màu sắc lá,…) khác so với cây đúng giống.
    • Lần 2: Giai đoạn múp đòng đến khi trỗ 50%, trong giai đoạn này cần loại bỏ cây có kiểu hình khác và trỗ sớm hơn so với cây đúng giống.
    • Lần 3: Giai đoạn trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày, đây là giai đoạn quan trọng nhất vì lúc này các đặc trưng, tính trạng của cây lúa thể hiện rõ nhất nên ta dễ dàng loại bỏ những cây có kiểu hình khác và trỗ muộn hơn so với cây đúng giống.

CHI PHÍ QUY TRÌNH THUẬN THIÊN CHO CÂY LÚA

24.04

24.04 (2)

LƯU Ý:

  • TRONG CÁC CÔNG THỨC PHUN CÓ SỬ DỤNG SHOHA EXTRA (15-5-5) VÀ K-LI HỮU CƠ THÌ LIỀU LƯỢNG TỐI ĐA MỖI SẢN PHẨM LÀ 250 ML, ĐỐI VỚI NHỮNG CÂY LÁ MỎNG DỄ TỔN THƯƠNG THÌ LIỀU LƯỢNG TỐI ĐA LÀ 200 ML (TRỪ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT KHÁC ĐƯỢC SỰ TƯ VẤN CỦA KỸ THUẬT).
  • NẾU CÔNG THỨC PHUN/TƯỚI CÓ SỬ DỤNG SẢN PHẨM SHOHA FLOWER THÌ NÊN PHA THEO THỨ TỰ SAU: SHOHA SOIL + NƯỚC (KHẤY HÒA TAN HOÀN TOÀN) SAU ĐÓ CHO SHOHA FLOWER VÀ CUỐI CÙNG LÀ CÁC SẢN PHẨM KHÁC (NHẰM TRÁNH HIỆN TƯỢNG KẾT TỦA).

Ghi chú:

  • SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5) pha với tỷ lệ 1/500
  • AMINO ACID pha với tỷ lệ 1/400
  • K-LI HỮU CƠ pha với tỷ lệ 1/800
  • SHOHA SOIL pha với tỷ lệ 1/400
  • TINH DẦU NEEM NANO TS và TINH DẦU NEEM NANO TN pha với tỷ lệ 1/800

Lưu ý:

  • SHOHA SOIL hoạt hóa tốt nhất khi đất có ẩm độ từ 40 60%.
  • Nếu nông dân áp dụng đúng quy trình trên thì mỗi năm vườn cây chỉ bị bệnh dưới 0,2% theo cơ chế tự nhiên (Không lây lan thành dịch). Dịch bệnh không còn là nỗi lo của nông dân.
  • Để đạt được hiệu quả cao nhất, nên tưới SHOHA SOIL khi đất khô, sau đó tưới vừa đủ ẩm, 2 5 ngày tiếp theo tưới lại bình thường. Nếu đất đã đủ ẩm thì tiến hành tưới SHOHA SOIL rồi 2 5 ngày sau tưới nước bình thường. Trong mùa mưa nếu đất quá ẩm, có thể pha SHOHA SOIL theo theo tỷ lệ 1/200 và tưới giảm 50% số lượng so với bình thường.
  • Phải pha đúng nồng độ như hướng dẫn, lắc đều can CHẾ PHẨM SHOHA SOIL trước khi pha.
  • Không được phun bất kỳ sản phẩm gì trên lá khi cây đang trổ hoa.
  • Khi đã sử dụng SHOHA SOIL, nên giảm 30% phân hóa học trong năm đầu, năm tiếp theo giảm 50%. SHOHA SOIL càng hiệu quả hơn khi kết hợp với phân hữu cơ đã qua xử lý.

CÔNG DỤNG CỦA TỪNG LOẠI SẢN PHẨM

  • SHOHA SOIL: Chuyên giải độc và cải tạo đất, kháng sâu/rầy, nấm/khuẩn.
  • SHOHA FLOWER: Giúp cây phát triển bộ rễ mới, đẩy mạnh quá trình phân hóa mầm hoa, làm già hóa thân cành, ức chế đọt mạnh, đánh thức mầm hoa ngủ, phá vỡ miên trạng, chống rụng hoa, khô hoa, hạn chế hiện tượng nghẹn hoa, chai đầu hoa.
  • SHOHA EXTRA (15-5-5): Là loại phân bón được chiết xuất 100% từ nhiều loại thảo mộc thiên nhiên có chứa các dinh dưỡng khoáng dưới dạng hữu cơ, giúp cây sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh, hạn chế sự tấn công của sâu bệnh hại.
  • SHOHA COMBI: bổ sung trung vi lượng cho cây trồng.
  • FETRILON-COMBI: Bổ sung các trung vi lượng cần thiết cho cây.
  • AMINO ACID: Là dinh dưỡng cây trồng dễ hấp thụ nhất.
  • TINH DẦU NEEM NANOTS:  Chuyên trừ và ngăn ngừa các loại côn trùng gây hại.
  • TINH DẦU NEEM NANO TN:Chuyên trừ và ngăn ngừa các loại nấm hại.
  • K-li Hữu Cơ:  Giúp cho thành/vách tế bào cứng làm giảm khả năng sâu/rầy, nấm bệnh tấn công. Hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa các chất dinh dưỡng để tăng năng suất và chất lượng nông sản. Giúp cây giữ nước tốt hơn, tăng khả năng chống hạn, tăng cường sức chịu rét và chống chọi qua mùa đông. Tăng quá trình phân hóa mầm non, giảm tỉ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả, nâng cao chất lượng nông sản.
Tài liệu này sẽ được cập nhật và hoàn thiện thêm nhằm tiết kiệm và phục vụ tốt nhất cho bà con nông dân.

 

Để hiểu rõ hơn về Hữu Cơ Thuận Thiên, kính mời quý khách:

→ Bấm vào đây để đăng ký kênh Youtube  “HỮU CƠ THUẬN THIÊN”

→ Bấm vào đây để theo dõi trang Facebook  “HỮU CƠ THUẬN THIÊN”

Bấm vào đây để xem “Chất Cải Tạo Đất SHOHA SOIL Là Gì?”

→Bấm vào đây để xem “Những điều cần lưu ý trong canh tác và chăm sóc cây trồng”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *