1. Thời điểm tiến hành trồng cây sau xử lý đất
Thời điểm tiến hành trồng cây sau khi xử lý đất bằng SHOHA SOIL:
- Sau xử lý đất ít nhất là 20 ngày đối với đất tốt
- Khi pH > 6, tốt nhất là 6,5
- Trồng khi mô/líp đã có cỏ mọc
- Đối với đất bị ngộ độc/đất phèn thì thời gian xử lý có thể kéo dài đến vài tháng
Lưu ý: Chuẩn bị và xử lý đất trước khi mua cây giống.
2. Trồng sâu
Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thường mắc phải lỗi trồng cây quá sâu (đặc biệt là cây Sầu riêng), dẫn đến bộ rễ phát triển kém, cây sinh trưởng, phát triển chậm, khó xử lý bệnh (Fusarium, Phytophthora,…) và khó khăn cho việc xử lý phân hóa mầm hoa.
Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thường mắc phải lỗi trồng cây quá sâu (đặc biệt là cây Sầu riêng), dẫn đến bộ rễ phát triển kém, cây sinh trưởng, phát triển chậm, khó xử lý bệnh (Fusarium, Phytophthora,…) và khó khăn cho việc xử lý phân hóa mầm hoa.
Đối với cây ăn quả (cây sầu riêng):
- Đối với miền Tây Nam Bộ: cần tạo líp hay mô trồng dạng mu rùa nhằm hạn chế úng nước, giữ nước vào mùa mưa và dễ dàng cho việc đậy bạc xử lý phân hóa mầm hoa. Khi trồng cần lưu ý trồng mặt bầu cách mặt đất 5 – 10 cm.
- Đối với miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên:
- Đất dốc (<30o): Không cần phải lên mô,khi trồng cần lưu ý trồng mặt bầu ngang bằng với mặt đất.
- Đất bằng phẳng: Có thể tạo mô để trồng nhưng không quá cao như miền Tây (độ cao mô khoảng 30 cm). Khi trồng cần lưu ý trồng mặt bầu cách mặt đất 5 – 10 cm.
3. Trồng dày
Nông dân hay mắc phải lỗi trồng cây quá dày với châm ngôn là “Tất đất tất vàng” cứ thấy đất trống ở đâu là trồng vào đó. Vì vậy, cây nhanh giáp tán dẫn đến cạnh tranh rễ, cạnh tranh dinh dưỡng và cạnh tranh về không gian sống. Cho nên, trước khi trồng cây gì đó cần tham khảo kỹ thuật để xác định khoảng cách trồng phù hợp cho từng loại cây trồng.
Nông dân hay mắc phải lỗi trồng cây quá dày với châm ngôn là “Tất đất tất vàng” cứ thấy đất trống ở đâu là trồng vào đó. Vì vậy, cây nhanh giáp tán dẫn đến cạnh tranh rễ, cạnh tranh dinh dưỡng và cạnh tranh về không gian sống. Cho nên, trước khi trồng cây gì đó cần tham khảo kỹ thuật để xác định khoảng cách trồng phù hợp cho từng loại cây trồng.
Đối với cây sầu riêng:
- Khoảng cách trồng chuẩn ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên (đất tốt) là 10 x 10 m hoặc 12 x 12 m, trồng theo kiểu so le (nanh sấu). Có thể trồng 5 x 5 m hay 6 x 6 m để thu được hiệu quả kinh tế cao cho mấy năm đầu giai đoạn kinh doanh. Khi cây giáp tàn thì tiến hành thu tàn cây ở giữa lại dần dần. Khi cây từ 8 – 10 năm tuổi thì tiến hành phá bỏ cây ở giữa (tùy cây sung/suy mà thời gian phá bỏ cây sẽ khác nhau).
- Khoảng cách trồng chuẩn ở miền Tây Nam Bộ là 8 x 8 m, trồng theo kiểu so le (nanh sấu). Có thể trồng 10 x 10 m sau đó trồng xen bưởi vào 2 bên mép mương.
4. Trồng xen không đúng cách
- Lấy ngắn nuôi dài là một trong những biện pháp tốt để tạo thêm thu nhập để cũng cố đời sống cũng như có kinh phí để chăm sóc tốt hơn cho cây trồng chính.
- Tuy nhiên, cần am hiểu và lựa chọn những loại cây trồng xen không cạnh tranh rễ, cạnh tranh dinh dưỡng, cạnh tranh không gian sống, không cùng cây ký chủ của sâu bệnh hại với cây trồng chính.
Ví dụ: Trồng mít xen sầu riêng, rễ mít phát triển rất mạnh và rất rộng nên sẽ cạnh tranh với rễ của cây sầu riêng. Đồng thời, mít và sầu riêng đều là cây trồng ưa sáng và cần ánh sánh trực tiếp nên sẽ cạnh tranh không gian sống với nhau dẫn đến nhánh khuất ánh sáng sẽ chết dần và bị thiếu cành về sau.
5. Chọn cây giống
Với quan niệm cây càng to càng tốt (cây giống già), cây sẽ phát triển nhanh và nhanh có thu nên đã dẫn đến hệ lụy về sau cây sẽ sinh trưởng, phát triển chậm hơn so với những cây đúng tuổi.
Với quan niệm cây càng to càng tốt (cây giống già), cây sẽ phát triển nhanh và nhanh có thu nên đã dẫn đến hệ lụy về sau cây sẽ sinh trưởng, phát triển chậm hơn so với những cây đúng tuổi.
Cách chọn cây giống tốt:
- Tìm mua những cơ sở có độ uy tín cao, truy xuất được nguồn gốc cây giống.
- Hạt giống cây gốc ghép phải đủ độ chín/già.
- Cây gốc ghép phải đủ 12 tháng tuổi (đối với cây sầu riêng)
- Thân gốc ghép phải hồng hào và không quá to (to khoảng bằng ngón tay cái).
- Chồi ghép phải khỏe, tiếp xúc tốt với gốc ghép, không dị dạng, không sâu/bệnh.
- Tốt nhất chọn những cây được nhà sản xuất thay ra bầu lớn hơn.
6. Hướng trồng cây
- Trồng hàng cây theo hướng ĐÔNG – TÂY để giúp cho cây có thể nhận ánh sáng cả ngày.
- Chồi ghép phải ngược hướng với hướng gió chính của khu vực trồng nhằm hạn chế bị tét chồi ghép do gió mạnh. Sau khi trồng xong phải cắm cọc buộc neo chồi ghép lại.
7. Thời điểm cắt cỏ
- Cắt sát gốc cỏ vào đầu mùa mưa dầm (đầu tháng 7 âm lịch).
- Mùa khô có thể không cần phải cắt cỏ, nếu cỏ quá rậm rạp thì có thể cắt nhưng không nên cắt sát như gốc như mùa mưa.
- Không cắt cỏ khi cây đang ra cơi đọt, cắt cỏ giai đoạn này rễ non tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng cây sẽ bị sốc sinh lý dẫn đến cây dễ bị sâu rầy tấn công và khó quản lý được sâu rầy.
8. Tỉa cành, hảm ngọn
Lá là cơ quan rất quan trọng của cây, là nhà máy chế biến dinh dưỡng mà không có cơ quan nào khác có thể làm được. Việc tỉa cành quá nặng tay sẽ làm cho hiệu suất quang hợp của cây giảm đáng kể. Đồng thời, sau khi tỉa cành cây sẽ bị sốc sinh lý (stress) cây sẽ chậm phát triển dễ bị sâu bệnh tấn công.
Lá là cơ quan rất quan trọng của cây, là nhà máy chế biến dinh dưỡng mà không có cơ quan nào khác có thể làm được. Việc tỉa cành quá nặng tay sẽ làm cho hiệu suất quang hợp của cây giảm đáng kể. Đồng thời, sau khi tỉa cành cây sẽ bị sốc sinh lý (stress) cây sẽ chậm phát triển dễ bị sâu bệnh tấn công.
Trong hệ sinh thái tự nhiên, cây cối không cần tỉa vẫn phát triển tốt. Nguyên tắc sinh tồn trong tự nhiên là cạnh tranh và tự đào thải. Những cành già, cành khuất ánh sáng sẽ không cạnh tranh lại với những cành khỏe vì vậy tự chết và rụng hoặc cạnh tranh giữa các loài với nhau về không gian sống.
Đối với sầu riêng:
- Đối với cây Sầu riêng tơ (làm trái năm đầu): tỉa cành tăm để cây bị sốc sinh lý và tạo ra hoocmon ức chế sinh trưởng Abscisic acid (ABA) nhằm thúc đẩy phân hóa mầm hoa, chỉ tỉa đến đoạn cành vừa cong lên vươn ra ngoài.
- Đối với cây Sầu riêng đã cho trái có thể sẽ không cần phải tỉa cành.
- Hảm ngọn: Chỉ hảm ngọn khi cây được trồng ở vùng có gió, bão ảnh hưởng mạnh để tránh đỗ gãy cây.
9. Lưu ý về liều lượng sử dụng AMINO ACID
- Mùa mưa dầm: pha tối đa 500 ml với 200 lít nước.
- Có nắng có mưa (đầu và cuối mùa mưa): pha tối đa 1 lít với 200 lít nước.
- Mùa nắng (đặc biệt nắng gắt): có thể pha lên đến 1,5 lít với 200 lít nước.
- Đối với vùng đất cát, đất sỏi cơm (50% sỏi): tăng lượng AMINO ACID thêm 500 ml cho mỗi điều kiện trên.
Lưu ý: AMINO ACID có khả năng giữ nước rất tốt nên hạn chế bón quá nhiều vào mùa mưa. Ngược lại, khi bón AMINO ACID vào mùa khô sẽ giúp đất giữ nước tốt hơn.
10. Lạm dụng Tinh dầu Neem Nano TS
- Những vườn đã canh tác hóa học sau khi áp dụng quy trình Thuận Thiên, lần đầu có thể sử dụng 500 ml cho 200 lít nước vì giai đoạn này gần như thiên địch không còn trú ngụ.
- Sau đó nên giảm liều xuống còn 250 – 400 ml cho 200 lít nước, vì nếu liên tục sử dụng liều 500 ml sẽ ảnh hưởng xấu, thậm chí là giết chết thiên địch.
11. Vị trí bón và cách bón phân hữu cơ
- Vị trí bón tốt nhất là quanh rìa tán lá, vì rễ non tập trung nhiều ở đây nên bón vào vị trí này thì cây sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
12. Thời điểm bón phân hữu cơ và SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5)
- Để chuẩn bị dinh dưỡng cho cơi lá tiếp theo nên bón hữu cơ khi lúc lá già. Vì sau 8 – 10 ngày cây mới có thể sử dụng dinh dưỡng từ phân hữu cơ.
- Nên bón phân hữu cơ trước 2 – 3 ngày tưới nước cho phân tan thì tiến hành cắt cỏ phủ lên. Lưu ý: không được cắt cỏ trước khi bón phân hữu cơ.
- Bón SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5) khi cơi đọt ra búp búp.
13. Lượng SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5) và K-LI HỮU CƠ trong công thức phun
- Lượng SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5) và K-LI HỮU CƠ tối đa pha cho mỗi 200 lít nước là 300 ml mỗi loại.
- Tuy nhiên, phụ thuộc vào độ dày/mỏng của lá, đối với những cây có lá mỏng dễ tổn thương thì tối đa 200 ml.
- Những trường hợp đặc biệt khác cần sự tư vấn của kỹ thuật. Ví dụ như công thức phân hóa mầm hoa thì K-LI HỮU CƠ lên đến 500 ml.
14. Cách phun xử lý côn trùng
- Cơ chế tiêu diệt côn trùng của TINH DẦU NEEM NANO TS là tiếp xúc nên cần phun đúng thời điểm, đúng nồng độ và trúng côn trùng thì mới đạt hiệu quả tốt nhất.
- Cần kết hợp K-LI HỮU CƠ trong công thức phun vì trong K-li hữu cơ có Carnadol làm cho côn trùng bị ngán ăn.
15. Thời gian phun các công thức tăng trưởng/sâu bệnh/phân hóa mầm hoa
- Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, buổi sáng trước 10h, buổi chiều sau 15h; tránh phun vào lúc cây đang trổ hoa.
- Nếu trời âm u, mát, nắng nhẹ thì có thể phun cả ngày.
- Sau phun 15 phút lá khô tự nhiên thì không cần sợ ảnh hưởng bởi mưa, vì Tinh dầu trong các sản phẩm có khả năng bám dính rất tốt.
16. Xác định thời điểm tưới lại cho cây
- Xác định thời điểm tưới lại cho cây bằng cách đơn giản là moi đất ngoài rìa tán lá. Nếu moi xuống 2 cm gặp ẩm thì tiến hành tưới nước lại cho cây.
- Các lần tưới tiếp theo cũng xác định bằng cách tương tự.
- Lượng nước tưới tùy thuộc vào độ tuổi, giai đoạn của cây, vùng đất.
Ngoài những lưu ý nêu trên, đối với cây Sầu riêng cần lưu ý thêm các trường hợp sau:
17. Thời điểm tỉa cành tăm cây tơ bắt đầu làm bông
- Giống Ri 6, Mongthong nên tỉa trước khi phun phân hóa mầm hoa 2 tháng.
- Giống Musang King nên tỉa trước khi phun phân hóa mầm hoa 4 tháng.
- Lưu ý: Không được tỉa hết 1 lần mà chia ra các lần tỉa, mỗi lần cách nhau khoảng 30 ngày.
18. Công dụng và sự cần thiết của chồi vượt thân/cành (bơi)
Trong thời điểm phân hóa mầm hoa chồi vượt thân/cành (bơi) có công dụng nhất định trong việc hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng từ công thức phân hóa mầm hoa. Cần lưu ý những điểm sau trong việc giữ và tỉa chồi này:
- Đối với cây suy, có bộ lá không sum suê thì nên giữ lại chồi này trong quá trình xử lý phân hóa mầm hoa để tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng. Khi kết thúc các lần phun xử lý được 7 – 10 ngày thì tiến hành tỉa bỏ chồi này.
- Đối với cây sung, bộ lá đầy đủ thì việc giữ hay tỉa chồi này không quá quan trọng, vì trên cây đã đủ lá để hấp thu tốt dinh dưỡng.
19. Đậy bạc ức chế sinh trưởng thúc đẩy phân hóa mầm hoa ở miền Tây Nam Bộ
- Đối với miền Tây nếu làm trái nghịch vụ nên đậy bạc gây ức chế vào mùng 1, 5, 10 tháng 6 (âm lịch). Tùy vào cây tơ hay già, sung hay suy mà đậy bạc sớm hay muộn. Cây tơ hay cây sung thì nên đậy bạc sớm vào mùng 1.
- Cây tơ cần nắng trong giai đoạn này từ 10 – 12 ngày.
- Cây già cần nắng trong giai đoạn này từ 5 – 7 ngày.
- Thời gian tối đa cho quá trình đậy bạc không được quá 40 ngày.
20. Bổ sung nước cho cây trong quá trình phân hóa mầm hoa
Trong quá trình phân hóa mầm hoa cần chú ý:
- Đối với miền Tây Nam Bộ: Trong quá trình đậy bạc nếu nhìn bộ lá lúc 12 – 13h bị sào, ủ rũ thì sáng hôm sau cần phun nước tưới lại để làm dịu lá. Kết hợp bổ sung thêm 1 ít dinh dưỡng: 250 ml SHOHA SOIL + 50 ml AMINO ACID + 50 ml SHOHA EXTRA pha cho 200 lít nước.
- Đối với miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Nếu nhìn bộ lá lúc 12 – 13h bị sào, ủ rũ thì sáng hôm sau cần tưới nước lại, lượng nước tưới gốc từ 20 – 30 lít/cây (tùy cây lớn hay nhỏ).
21. Lượng nước tưới sau khi đậy bạc/ức chế phân hóa mầm hoa
- Miền Tây Nam Bộ: lượng nước bắt đầu từ 10 lít.
- Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên: lượng nước bắt đầu từ 20 – 30 lít (tùy cây lớn hay nhỏ).
- Các lần tưới tiếp theo có thể tăng thêm 10 lít mỗi lần. Tuy nhiên, lượng nước tưới còn dựa vào trạng thái của đất, cấu trúc đất chặt hay xốp, giữ nước tốt hay không. Nông dân cần linh động để điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp.
Lưu ý: Nếu nông dân tưới tay thì tưới nước quanh rìa tán lá.
22. Bón phân hữu cơ cho cơi đọt chuẩn bị làm bông
- Nếu cây sung, cơi lá trước đó khỏe thì lượng phân hữu cơ có thể giảm 25 – 50% nhằm tránh tình trạng cây quá sung dẫn đến khó quản lý cơi đọt trong lúc phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả.
- Nếu cây suy, cơi đọt trước đó yếu thì lượng phân hữu cơ như bình thường.
23. Cách phun phân hóa mầm hoa
- Phun rà kỹ hết tất cả các cành (đặc biệt dưới dạ cành), mặt dưới của lá, phun phủ mặt ngoài của lá.
- Phun xuống đất từ mép tán lá ra 1,5 – 2 m (tùy cây nhỏ hay lớn), cây suy phun 1 vòng, cây sung thì phun 2 vòng.
- Sau đó, quay lại bên trong tán phun lại những cành sung (hồng hào).
24. Lưu ý trong công thức phun điểm cành
- Trong công thức điểm cành (đối với những cây sau khi xử lý phân hóa mầm hoa mà vẫn còn 1 vài cành chưa ra mắt cua), cần bổ sung thêm 150 – 200 ml SHOHA SOIL. SHOHA SOIL có tính mát nên sẽ giúp làm giảm tổn thương mắt cua ở những cành đã xuất hiện khi phun K-LI HỮU CƠ ở liều cao.
- Liều lượng K-LI HỮU CƠ tối đa trong công thức điểm cành là 300 ml.
25. Thời điểm thăm vườn
- Không được thăm vườn vào lúc trời đang mưa hoặc sau mưa.
- Hạn chế thăm vườn khi đất quá ẩm, nên đi tránh khỏi vùng rễ của cây. Vì đất quá ẩm khi giẫm đạp lên rễ sẽ bị tổn thương dẫn đến mầm bệnh dễ tấn công.
26. Vị trí trồng không phù hợp
-
Không được trồng cây nên có nước đổ trút trực tiếp xuống gốc như hiên nhà, mái tôn.
-
Không nên trồng gần nguồn nước thải sinh hoạt.
-
Nếu trồng ven đường thì nên tạo rãnh nhằm tránh nước chảy tràn vào gốc.