Sản xuất hữu cơ thay đổi nhận thức đồng bào vùng cao

Nông dân sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc BVTV sinh học, thảo mộc thay thế phân vô cơ, thuốc BVTV hoá học; làm cỏ thủ công, không sử dụng thuốc trừ cỏ…

Giai đoạn 2020 – 2022, ngành nông nghiệp Lào Cai đã xây dựng mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị với quy mô 20ha trên 70 hộ tham gia. Dự án triển khai thực hiện tại xã Bản Liền và Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà. Qua 2 năm (2020 – 2021) triển khai, mô hình đã mang lại những hiệu quả bước đầu đáng ghi nhận. 100% các nương chè được sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc sinh học

Tuyên Truyền
Thông qua hoạt động tuyên truyền, “cầm tay chỉ việc” tại các mô hình sản xuất hữu cơ, nhất là cây quế, đã giúp tư duy, cách làm của bà con đồng bào thiểu số thay đổi rõ rệt. Ảnh: Lưu Hòa.

Nông dân làm cỏ thủ công, không sử dụng thuốc trừ cỏ. Toàn bộ diện tích chè sinh trưởng tốt, cho thu hoạch 7 – 8 lứa (cả lứa chính và lứa phụ), năng suất bình quân đạt từ 4 – 4,2 tấn búp tươi/ha. Mặc dù năng suất chè hữu cơ giảm 1,5 – 2 lần so với chè sản xuất thông thường, nhưng do là sản phẩm chè hữu cơ nên giá bán tăng gấp 2,5 – 3 lần so với chè thông thường, vì vậy giá trị thu nhập của nông dân tăng trên 30%. Chất lượng chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Ngành nông nghiệp Lào Cai thời gian qua cũng triển khai mô hình cải tiến tổ chức quản lý sản xuất quế hữu cơ bền vững theo chuỗi giá trị với quy mô 400ha trên 4 xã (Bản Cái, Nậm Lúc huyện Bắc Hà; Nậm Tha, Liêm Phú huyện Văn Bàn), đã tổ chức tập huấn 20 lớp với 600 bà con nông dân tham gia.

Sau các lớp tập huấn, bà con đã biết và làm được về các kỹ thuật sơ chế, bảo quản các sản phẩm từ quế; bảo quản, vận chuyển và ghi chép trong sản xuất quế hữu cơ; hướng dẫn kế hoạch quản lý sản xuất, kinh doanh, kỹ năng marketinh và thương thảo hợp đồng…. Đã tổ chức tổng kết, đánh giá, duy trì bền vững 2.274ha diện tích quế organic trên địa bàn 4 xã, tăng giá trị thu nhập từ 15 – 20%, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho lao động địa phương, góp phần thay đổi tập quán sản xuất truyền thống sang sản xuất nông nghiệp tiên tiến (sản xuất nông nghiệp organic) theo chuỗi giá trị gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Chè
Mô hình canh tác chè hữu cơ tại xã Bản Liền (huyện Bắc Hà, Lào Cai). Ảnh: Xuân Cường.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Lào Cai cũng triển khai dự án “Phát triển hệ thống thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm quế nhằm tăng quyền năng kinh tế phụ nữ tỉnh Lào Cai”. Theo đó, đã có trên 5.000 người được tham gia và tiếp cận với các hoạt động dự án; thành lập được 32 tổ nhóm sở thích trồng quế, 03 nhóm quế ống sáo; phát triển bền vững vùng chuyên canh quế oganic trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt trên 3.000ha.

Tại các mô hình, dự án này, qua sự hướng dẫn của hệ thống khuyến nông nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung, người dân đã dần chuyển đổi tập quán canh tác truyên thống sang canh tác theo hướng an toàn sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh…

Theo Lưu Hòa

Theo nongsanviet.nongnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *