Tương quan kích thích và ức chế trên cây

Sự tương quan sinh trưởng trong cây

  • Có thể thực vật là một chỉnh thể cân đối, toàn vẹn. Tính toàn vẹn đó được bảo đảm rằng các mối tương quan mật thiết giữa các cơ quan bộ phận đang sinh trưởng trong cây.
  • Mối quan hệ hài hòa đó được duy trì bằng hai tác nhân đối kháng về sinh lý: tác nhân kích thích và tác nhân ức chế. Các tác nhân kích thích bắt nguồn từ hệ thống rễ, các lá non, chồi non, lá mầm màu xanh…còn các tác nhân ức chế bắt nguồn từ các cơ quan hóa già như các lá già, các cơ quan sinh sản và các cơ quan dự trữ. Có thể phân chia sự tương quan sinh trưởng trong cây thành tương quan kích thích và tương quan ức chế.

1.Tương quan kích thích

Tương quan kích thích xảy ra khi bộ phận này sinh trưởng sẽ kích thích bộ phận khác sinh trưởng theo. Ví dụ điển hình là hệ thống rễ sinh trưởng tốt sẽ kích thích thân lá sinh trưởng mạnh và ngược lại.

  • Nguyên nhân gây nên tương quan kích thích:
    • Về dinh dưỡng: Rễ sẽ cung cấp nước và các chất khoáng cho các bộ phận trên mặt đất và ngược lại, các bộ phận trên mặt đất sẽ vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá xuống cho rễ.
    • Về hocmon: rễ là cơ quan tổng hợp Cytokinin và vận chuyển lên cung cấp cho sự sinh trưởng của các chồi, làm trẻ hóa các bộ phận trên mặt đất và ngược lại, chồi ngọn và lá non là nguồn Auxin và cả Giberelin cho sự hình thành và sinh trưởng của hệ rễ.

Ý nghĩa:

Hiểu biết mối quan hệ này rất có ý nghĩa trong việc điều chỉnh cây trồng. Nếu muốn thân lá sinh trưởng mạnh, chậm ra hoa, hình thành củ thì cần có các biện pháp kích thích bộ rễ sinh trưởng mạnh để tổng hợp nhiều Cytokinin làm trẻ hóa cây, ức chế ra hoa. Ngược lại nếu muốn các bộ phận trên mặt đất ngừng sinh trưởng để chuyển sang giai đoạn ra hoa kết quả và tích lũy thì ta ngăn chặn sự sinh trưởng của bộ rễ bằng hạn chế nước, hạn chế cung cấp đạm và có thể chặt bớt rễ (đảo quất, nhất dây khoai…). Việc điều khiển ra hoa là công việc rất quen thuộc của nghề làm vườn.

2.Tương quan ức chế

Tương quan ức chế xảy ra khi bộ phận này sinh trưởng sẽ ức chế sự sinh trưởng của các bộ phận khác. Ví dụ như sự sinh trưởng của chồi ngọn ức chế các chồi bên hoặc sự ức chế lẫn nhau giữa các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản…

Hiện tượng ưu thế ngọn: 

Hiện tượng ưu thế ngọn là một đặc tính phổ biến của thực vật. Chồi ngọn luôn luôn ức chế các chồi bên sinh trưởng. Đó là sự ức chế tương quan. Loại bỏ chồi ngọn tức chồi bên được giải phóng khỏi ức chế tương quan sẽ lập tức sinh trưởng.

Nguyên nhân gây ra ưu thế ngọn:

  • Về dinh dưỡng: Chồi ngọn là trung tâm sinh trưởng mạnh, thu hút các chất dinh dưỡng về mình làm cho các chồi bên nghèo dinh dưỡng và không sinh trưởng được.
  • Về nguyên nhân hocmon: người ta cho rằng chồi ngọn là cơ quan tổng hợp auxin với hàm lượng cao và khi vận chuyển xuống đã ức chế các chồi bên.

Lưu bản nháp tự động

Ý nghĩa:

  • Việc loại bỏ chồi ngọn – phá ưu thế ngọn – là biện pháp quan trọng trong kỹ thuật cắt tỉa và đốn tạo hình, làm trẻ cây để cải tạo cho các vườn cây cảnh, cây ăn quả và cây công nghiệp.
  • Trong sản xuất, có hai phương pháp ưu thế ngọn là phương pháp đốn đau tức đốn sát gốc và phương pháp đốn phớt gần ngọn. Đốn đau sẽ cho chồi non hơn làm cây trẻ hóa hơn nhưng chậm thu hoạch hơn đốn phớt. Do đó, tùy theo mục tiêu cải tạo vườn cây mà ta chọn phương pháp đốn thích hợp.

Lưu bản nháp tự động

  • Tương quan giữa các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản – tương quan ức chế: Thân, lá, rễ sinh trưởng mạnh sẽ ức chế việc hình thành các cơ quan sinh sản và khi hình thành hoa quả thì ức chế sự sinh trưởng của các cơ quan dinh dưỡng. Đây là mối tương quan ức chế lẫn nhau thường xảy ra trong cây.

Nguyên nhân:

  • Về dinh dưỡng: Khi cơ quan dinh dưỡng sinh trưởng mạnh sẽ ưu tiên nguồn dinh dưỡng cho mình và do đó gây thiếu chất dinh dưỡng cho việc hình thành cơ quan sinh sản và dự trữ. Khi hoa được hình thành thì nó là trung tâm thu hút chất dinh dưỡng về mình và các cơ quan dinh dưỡng không thể sinh trưởng được.
  • Về hocmon: Các hocmon hình thành trong cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản thường có tác dụng đối kháng nhau. Các chất kích thích sinh trưởng được hình thành trong các cơ quan sinh sản và dự trữ lại ức chế sinh trưởng của các cơ quan dinh dưỡng.

Ý nghĩa: Hiểu biết này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa chúng để có lợi cho con người. Trong trường hợp cần thiết, ta có thể kéo dài giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng bằng phân đạm, nước và cả xử lý các chất kích thích sinh trưởng (chẳng hạn với các cây lấy thân lá). Với các cây lấy hạt hoặc củ, việc cần ức chế các cơ quan dinh dưỡng khi đã đạt được mức độ phát triển cần thiết để tập trung dinh dưỡng và tích lũy cho cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ sẽ cho năng suất tối ưu…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *