QUY TRÌNH HỮU CƠ THUẬN THIÊN DÀNH CHO CÂY SẦU RIÊNG KINH DOANH
*Lưu ý: quy trình này là sườn chung cho đại lý và nông dân tham khảo, trong thực tế canh tác có thể sẽ phát sinh nhiều yếu tố nên đại lý và nông dân cần linh biến cho phù hợp với từng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tình trạng cây khác nhau.
I. GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI SAU THU HOẠCH.
- Cơi lá đầu sau thu hoạch
– Ngay sau khi thu hoạch trái hoặc trước khi cắt dao cuối 3 đến 5 ngày tiến hành bón phân nở cho cây. Bón mỗi cây từ 6 – 10kg phân nở Thuận Thiên tùy cây to hay nhỏ mang trái nhiều hay ít. Giai đoạn này có thể bón thoải mái phân cho cây để có dinh dưỡng phục hồi và ra cơi lá mới mượt mà sau thu hoạch, đặc biệt với các tỉnh Tây Nguyên có mưa dầm thì phân nở rất quan trọng. Lưu ý bón phân vào vùng rễ tơ (phần 2/3 tán cây đến rìa tán lá bên ngoài) hạt không chồng hạt. Có thể chia lượng phân thành 2 lần bón cách nhau khoảng 10 ngày sẽ tăng độ hiệu quả.
– Có rất nhiều nông dân hỏi về việc cắt tỉa tạo tán cho cây trong giai đoạn này, với quan điểm và cách làm của Thuận Thiên thì việc cắt tỉa tạo tán cho cây là không cần thiết và còn để lại những hậu quả đáng tiếc. Trừ những vườn trồng dày, cây giáp tán thì cắt tỉa là bắt buộc, hoặc những vùng có gió lớn thì mới phải cắt ngọn hạn chế chiều cao còn lại bà con không nên tỉa cành tạo tán. Giai đoạn này chỉ cần cắt hết những cuống trái còn trên cây và dọn sơ những cành đã khô, chết. Cành tăm hay chồi bơi để đến giai đoạn phân hóa mầm hoa mới cần dọn. (nông dân có thể liên hệ đại lý để hỏi kỹ thuật cắt tỉa hoặc theo dõi trên kênh Hữu Cơ Thuận Thiên)
Lưu ý: Bà con theo quy trình Thuận Thiên tuyệt đối không dùng các loại hóa chất hoặc thuốc nấm để rửa vườn, điều này sẽ khiến pH đất sụt giảm, hệ thống vi sinh vật bị tổn hại nghiêm trọng khiến nấm bệnh phát triển càng mạnh.
– Khi cây lú mũi giáo tiến hành tưới hoặc sục gốc:
+ Pha 200 lít nước + 250-500 ml SHOHA SOIL + 500 – 1000 ml AMINO ACID + 500 – 1000ml SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5) + 250 ml SHOHA LÂN (Lân dưỡng rễ). Tưới 8 đến 15l một cây tùy cây to hay cây nhỏ, cây khỏe hay cây suy. (với những vườn bị nấm bệnh, xì mủ không nên đưa amino acid và có thể đưa thêm 250ml TN vào công thức này)
+ Phun công thức tăng trưởng và côn trùng, nấm khuẩn: Pha 200 lít nước + 100 – 200 ml SHOHA SOIL + 200 – 300ml AMINO ACID + 200 – 400 SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5) + 200 ml K-Li Hữu cơ + 0 – 200ml SHOHA LÂN (lân dưỡng rễ) + 200 – 400ml Nano neem TS + 125 – 250ml Nano neem TN + 0 – 200ml SHOHA COMBI. 5 – 7 ngày phun 1 lần tùy vào áp lực sâu rầy, thông thường giai đoạn này áp lực rầy xanh rất mạnh nên tần suất phun có thể tăng lên. Khi cơi lá về lụa hoàn toàn thì ngừng phun.
- Cơi lá trước khi phân hóa mầm hoa.
Lưu ý: Đây là cơi lá cuối trước khi phân hóa mầm hoa nên bà con chú ý quan sát cây để cân đối dinh dưỡng phù hợp vừa đủ để cây ra được bộ lá khỏe, mượt mà, không bị sâu rầy nhưng cũng tránh việc quá dư dinh dưỡng sẽ khó khăn trong việc phân hóa mầm hoa do cây quá sung.
Bón phân hữu cơ nở: Với một cây thông thường, bà con có thể bón theo tỉ lệ phân bằng 30% – 50% lượng phân cơi thứ nhất. Với những cây suy thì tăng tỷ lệ phân lên bằng 70, 80% hoặc bón bằng lượng phân của cơi trước.
– Khi cây lú mũi giáo tiến hành tưới hoặc sục gốc:
+ Pha 200 lít nước + 250-500 ml SHOHA SOIL + 300 – 500ml AMINO ACID + 300 – 500ml SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5) + 300 – 500 ml SHOHA LÂN (lân dưỡng rễ). Tưới 8 đến 15l một cây tùy cây to hay cây nhỏ, cây khỏe hay cây suy. (với những vườn bị nấm bệnh, xì mủ có thể đưa thêm 250ml TN vào công thức này)
+ Phun công thức tăng trưởng và côn trùng, nấm khuẩn: Pha 200 lít nước + 200 ml SHOHA SOIL + 200 – 300ml AMINO ACID + 200 – 400 SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5) + 200 ml K-Li Hữu cơ + 0-200ml SHOHA LÂN (lân dưỡng rễ) + 200 – 400ml Nano neem TS + 125 – 250ml Nano neem TN + 0 – 200ml SHOHA COMBI. 5 – 7 ngày phun 1 lần tùy vào áp lực sâu rầy, thông thường giai đoạn này áp lực rầy xanh rất mạnh nên tần suất phun có thể tăng lên. Khi cơi lá về lụa hoàn toàn thì ngừng phun.
Lưu ý: Bà con chú ý giai đoạn này có thể sẽ gặp sương muối vào buổi sáng sớm có thể khiến lá sầu riêng non bị cháy. Nếu gặp sương muối khi cơi lá chưa về lụa có thể phun công thức điều hòa sinh trưởng để bảo vệ cơi ngay khi gặp sương: Pha 200 lít nước + 200 ml SHOHA SOIL + 200 ml K-Li Hữu cơ + 200ml SHOHA LÂN (lân dưỡng rễ) + 200ml Shoha Combi.
Với những cây có cơi lá ra muộn hơn trong vườn, nông dân có thể pha riêng công thức gồm 200l nước + 300 – 500 ml SHOHA LÂN (lân dưỡng rễ) + 300 – 500ml K-Li hữu cơ phun từ 2 đến 3 lần cách nhau 5 ngày khi lá đã mở hoàn toàn sẽ làm cho cơi lá về lụa kịp với vườn để có thể phân hóa mầm hoa đồng loạt.
Đối với các tỉnh Đông Nam Bộ có thể sẽ phải làm 3 cơi lá từ sau khi thu hoạch đến lúc làm bông.
II. GIAI ĐOẠN PHÂN HÓA TẠO MẦM HOA.
1. Cắt dọn cành tăm, cành bơi.
Nhằm mục đích tạo sự ức chế sinh trưởng cho cây để cây chuyển từ quá trình sinh trưởng sang sinh sản. Bà con nên thực hiện việc này trước khi phân hóa mầm hoa, với cành tăm nên cắt trước ít nhất 30 ngày, với cành bơi thì nên dọn đợt cuối ngay khi phun phân hóa tạo mầm lần 1. Lưu ý chỉ dọn cành tăm tại những vùng đã chọn để đậu trái, khi cắt nên cắt sát nhưng tránh tổn thương đến da cây.
2. Tưới lân và K-Li để cây hấp thụ tạo mầm hoa
Tiến hành tưới lân hữu cơ và K-Li hữu cơ để phân hóa tạo mầm hoa, với những vườn đã đủ lá, cây khỏe có thể tưới lân ngay khi cơi lá cuối mở đươc 1 đến 2 cặp lá. Với những vườn yếu thì tưới lân khi cơi lá đã về lụa.
Pha 200 lít nước + 500 – 1000 ml SHOHA FLOWER (lân hữu cơ) + 0 – 700ml K-Li hữu cơ. Tưới vào vùng rễ tơ của cây.
3. Phun phân hóa tạo mầm hoa
Khi cơi lá làm bông đã chuyển về bánh tẻ hoàn toàn, tiến hành phun tạo mầm hoa theo công thức:
Phun tạo mầm lần 1: Pha 200 Lít nước + 100 ml SHOHA SOIL + 200 ml SHOHA COMBI + 25 gram (1 gói) FETRILON-COMBI + 500 – 700 ml SHOHA FLOWER + 500 – 700 ml K-LI HỮU CƠ + 200 – 300ml SHOHA MỞ LÁ
Với cây tơ, hoặc giống Musuangking, Ri6, nên sử dụng nhiều lân và K-Li do đặc tính của những cây này khó ra hoa hơn. Lần 1 nên phun công thức có lân và K-Li, và chất mở lá cao một chút để cây bị ức chế mạnh sau đó lần 2 sẽ giảm liều. Với các cây già dễ ra bông có thể dùng công thức thấp hơn để tránh ra quá nhiều bông mất công tỉa.
Cách phun: bước vào bên trong cây phun đều lên các cành trên ngọn cây trước để sau này làm trái trên ngọn, sau đó phun đều vào các cành về sau sẽ đeo trái, lưu ý phun rà kỹ phần bên dưới của cành để thuốc thấm đều vào vị trí ra mắt cua sau này, tiếp đến bước ra ngoài phun đều lên các lá. Rồi sau đó bà con bước lại vào trong cây phun lên vị trí các cành trên ngọn 1 lần nữa. Làm như vậy để cây đậu trái trên ngọn vì các bông ra trên ngọn là bông đơn, rất dễ đậu trái, sau này trái trên ngọn sẽ khó rụng hơn, màu sắc và hình thức đẹp, muốn chất lượng trái cao thì phải làm trái trên ngọn. Tùy theo tình trạng sức khỏe của cây mà phun nhiều hay ít hoặc gia giảm nồng độ các chất. Cây ra hoa đồng đều và đồng loạt hay không là phụ thuộc vào điều này RẤT QUAN TRỌNG. Nông dân cần chú ý là phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh phun buổi trưa vì sẽ dễ dẫn đến cháy lá do hàm lượng lân và K-Li rất cao. Sau khi phun tưới sơ lại nước.
Phun tạo mầm lần 2: Sau khi phun lần 1 khoảng 5 đến 7 ngày tiến hành phun tạo mầm lần 2: Pha 200 Lít nước + 100 ml SHOHA SOIL + 150 ml SHOHA COMBI + 1 gói FETRILON-COMBI + 500 – 700 ml SHOHA FLOWER + 500 – 700 ml K-LI HỮU CƠ + 200 – 300ml SHOHA MỞ LÁ + 300 – 500 ml Nano neem TS + 150ml nano neem TN
Nếu sau lần 1 cây có biểu hiện bị ức chế: Lá buồn, các dạ cành nhăn lại thì lần 2 phun công thức giảm liều lân và K-Li xuống còn 70% liều lần 1. Cách thức phun tương tự lần phân hóa đầu.
Với vườn Thái (Mongthon) tơ và vườn Musuangking, Ri 6 có thể phun tạo mầm thêm lần 3 và 4 với công thức phun tương tự lần 2.
Sau khi phun phân hóa mầm hoa đủ cữ mà nhiều cành vẫn còn hồng hào hoặc nhiều cành không ra đủ số mắt cua thì tiến hành phun công thức rà cành khoảng 5 đến 7 ngày một lần. Phun tập trung vào mặt dưới những cành hồng hào và những cành trên ngọn cây đến khi nào đủ số lượng mắt cua.
Công thức rà cành: 200 Lít nước + 500 ml K-LI HỮU CƠ + 100ml Shoha soil + 200ml Shoha combi + 1 gói combi + 150 – 300 ml SHOHA MỞ LÁ + 0 – 350ml Nano neem TS
*** NGUYÊN TẮC SIẾT NƯỚC CHO CÂY TRONG GIAI ĐOẠN PHÂN HÓA MẦM HOA
(phần này cực kỳ quan trọng nên bà con đọc kỹ và làm đúng theo hướng dẫn)
Siết nước: Sau khi phun phân hóa tạo mầm hoa lần 1 bà con vẫn tưới nước nhưng giảm dần lượng nước tưới. Sau khi phun phân hóa tạo mầm hoa lần 2 thì tưới sơ cho cây sau đó tiến hành siết nước. Quá trình siết nước là quá trình tạo ức chế cho cây trồng để chuyển qua giai đoạn sinh sản. Trong quá trình siết nước cần quan sát kỹ, khi trời nắng và có gió kéo dài dẫn đến cây bị stress, mất nước thì cần tưới sơ để tránh cây bị suy kiệt. Bà con ra thăm vườn vào đầu giờ chiều, nếu thấy cây buồn buồn, lá bị mo lại, héo lá, bóp vào thấy lá giòn thì sáng hôm sau các bác bật nước tưới sơ lại cho cây để giúp cây hồi lại 1 chút. Lượng nước tưới từ 40 đến 80l tùy cây to hay nhỏ, đất có nhanh hốc nước hay không (đất sỏi cơm, đất cát, đất pha đá rất nhanh hốc nước). Bà con chú ý không được siết nước triệt để nếu cây gặp các biểu hiện như trên cần phải tưới sơ lại ngay nếu không cây sẽ bị suy kiệt và rụng lá, không thể ra bông (không nghe theo nhiều kỹ thuật hoặc nông dân không theo quy trình Thuận Thiên nói là không được tưới nước). Tuy nhiên cũng không được phép tưới quá nhiều nước (trên 80l) sẽ khiến cây bị sựng lại và khó ra bông. Sau khi tưới sơ lại tiến hành siết nước đến khi cây có dấu hiệu như vậy thì lại nhấp nước sơ.
Đối với Musuangking: Musuangking là giống sầu riêng có bộ rễ yếu và dễ bị suy cây nên trước khi siết nước cần tưới giảm nước dần dần cho cây làm quen, trong quá trình siết nước cũng tiến hành nhấp lượng nước nhỏ thường xuyên không được để cây rụng nhiều lá chân, khô cành dẫn đến suy cây.
Tưới đều nước lại cho cây: Khi cây ra được khoảng 70% mắt cua, mắt cua sáng đều là tiến hành vào nước đều lại cho cây (khi vào nước cây sẽ bật đủ số bông). Nguyên tắc tưới nước lại là tưới lượng nhỏ trước rồi tăng dần tránh tưới ồ ạt một lúc cây sẽ bị sốc nước. Cữ tưới đầu tiên mỗi cây tưới khoảng 80l rồi sau đó tăng dần mỗi đợt tăng khoảng 20 – 50l nước đến khi nào đủ nhu cầu nước của cây.
* Chú ý khi đang phân hóa mầm hoa mà gặp mưa: từ khi bắt đầu siết nước phân hóa mầm hoa đến khi bông ra được trên 3cm, nếu gặp mưa bà con cần hãm ngọn bằng lân và K-Li để tránh cây ra ngọn mới khiến quá trình phân hóa mầm hoa thất bại:
Tưới gốc: 200l nước + 800 – 1200ml lân hữu cơ (Shoha Flower) + 600 – 1000ml K-Li hữu cơ (tưới hoặc sục ra rìa tán lá của cây để làm già rễ và hạn chế cây hấp thụ đạm)
Phun lá: Pha 200 Lít nước + 0 – 150 ml SHOHA SOIL + 200 ml SHOHA COMBI + 1 gói FETRILON-COMBI + 500 – 750 ml SHOHA FLOWER + 500 – 750 ml K-LI HỮU CƠ + 200 – 500ml SHOHA MỞ LÁ. Tiến hành phun tập trung vào lá và ngọn, tránh phun vào bên trong cành có thể ảnh hưởng đến mắt cua mới ra.
Nếu mắt cua đã ra tiến hành phun rửa mắt cua khi gặp mưa hoặc sương mù:
Pha 200 Lít nước + 150 ml SHOHA SOIL + 250 ml SHOHA COMBI + 1 gói FETRILON-COMBI + 150 ml SHOHA FLOWER + 200 ml K-LI HỮU CƠ.
*** LƯU Ý 1: Nông dân đặc biệt lưu ý thăm vườn và quản lý nhện đỏ trong giai đoạn siết nước, vì cây đang yếu nên rất dễ bị nhện đỏ tấn công rất nguy hiểm.
***LƯU Ý 2: Những vùng có gió lớn phải trồng hàng rào hoặc dựng lưới chắn gió, tránh để gió đánh hỏng bộ lá khi phân hóa mầm hoa.
III. GIAI ĐOẠN TỪ KHI CÂY RA BÔNG ĐẾN KHI XỔ NHỤY.
- Dưỡng bông.
+ Khi tất cả các mắt cua sáng nông dân nên phun công thức rước mắt cua:
Pha 200 lít nước + 200 ml SHOHA SOIL + 250 ml SHOHA COMBI + 200m K-Li hữu cơ + 50 ml AMINO ACID + 50 ml NPK hữu cơ (Shoha Extra)
+ Khi mắt của được từ 3cm đến khi xổ nhụy cần phun công thức dưỡng bông:
Pha 200 Lít nước + 200 ml SHOHA SOIL + 200 – 300 ml SHOHA COMBI + 150 – 300 ml AMINO ACID + 150 – 300 ml SHOHA EXTRA (15 – 5 – 5) + 300 ml TINH DẦU NEEM NANO TS + 150 ml K-LI HỮU CƠ. Phun tập trung vào bông, 5 đến 7 ngày 1 lần làm sao để bông mập, nâu, dài thì tỉ lệ đậu trái mới cao.
* Lưu ý: Phải tiến hành tỉa bông, chỉ để đủ số bông, không tham nhiều bông sẽ khiến bông ốm và khó đậu trái. Nguyên tắc tỉa bông:
+ Xác định vị trí để trái trên cành, những vị trí ở ngoài đầu cành, những cành cấp còn nhỏ mà không để trái thì lặt bỏ hết.
+ Những bông mọc ở mặt trên, mặt nằm ngang của cành thì bỏ hết vì về sau nếu đậu trái sẽ dễ bị rụng do trọng lực hướng xuống, bông lá bỏ hết
+ Tỉa chùm bông trước, tỉa cái bông sau. Ưu tiên giữ lại chùm bông đơn, tỉa những chùm quá nhiều bông. Khoảng cách giữa những chùm bông cách nhau 20cm trở lên. Tỉa cái bông là chọn cọng bông nào mập thì chừa lại, bông ốm yếu tỉa, chỉ để dưới 10 bông trên 1 chùm bông.
- Lấy cơi lá đi cùng bông.
Bà con phải ưu tiên lấy được một cơi lá đi cùng bông, không được ém cơi lá này. Để lấy được cơi lá đi cùng bông và đưa về già kịp thời trước khi xổ nhụy thì cần phân hóa mầm hoa đúng cách để cây ra đủ bông, khi bông được 2cm thì sẽ vào mạnh nước và dinh dưỡng, tránh hiện tượng cổ bông trước chờ cổ bông sau mới vào nước sẽ rất khó làm về sau.
+ Bông được 3cm bón phân hữu cơ nở: mỗi cây bón khoảng 2 – 5kg phân nở Thuận Thiên tùy vào đất tốt hay xấu, cây khỏe hay yếu. Không nên bón quá nhiều sẽ khiến tích trữ dinh dưỡng và cây dễ đi đọt khi trái còn non. Có thể chia lượng phân thành 2 đợt bón phân, 1 đợt khi bông được 3 phân, 1 đợt khi bông được khoảng 20 – 30 ngày tuổi.
+ Sau khi bón phân tiến hành tưới gốc để lấy cơi đọt:
Pha 200 Lít nước + 0 – 500 ml SHOHA SOIL + 500 – 1500 ml AMINO ACID + 500 – 1000 ml SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5). Tiến hành sục hoặc tưới vào vùng rễ tơ của cây. Nếu sau khi tưới chừng 5 đến 7 ngày mà cây chưa lú mũi giáo thì cần phải sục lại công thức này lần 2.
+ Phun dinh dưỡng và quản lý sâu rầy qua lá:
Pha 200 Lít nước + 200 ml SHOHA SOIL + 500 ml AMINO ACID + 500 ml SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5) + 200 – 500ml TINH DẦU NEEM NANO TS + 150 – 200 ml K-LI HỮU CƠ + 125 – 250 ml Nano Neem TN. Bắt đầu phun khi bông được 2cm, 5 đến 7 ngày phun 1 lần đến khi cơi lá nhú ra hoàn toàn thì giảm Amino và NPK hữu cơ xuống còn 200 – 300ml.
*** Lưu ý đặc biệt: Giai đoạn này vấn đề nước tưới rất quan trọng, đôi khi còn quan trọng hơn cả dinh dưỡng. Hệ thống tưới cần phải hoàn chỉnh trước khi phân hóa mầm hoa, nước cần được tưới rộng ra ngoài rìa tán lá tối thiểu 1.5m. Để lấy cơi lá đi cùng bông thì tưới càng nhiều nước càng tốt (một cây lượng nước tưới có thể lên tới cả mét khối), nên tưới buổi sáng, tránh tưới buổi chiều tối có thể dẫn đến lạnh đất vào đêm. Hệ thống tưới nên chừa các đường ống phụ để tưới tay dặm thêm cho cây, bà con nên tưới tay phủ lên trên cả tán lá vừa để cây mát, nhanh ra cơi vừa để rửa nhện. Những vườn lớn có thể làm các béc tưới đập để tưới phủ mưa nhân tạo cho cả vườn lấy cơi lá sẽ rất hiệu quả.
* Lưu ý 2: Bà con cần ghi lại thời điểm sáng mắt cua đều vào trong sổ để tính toán thời điểm xổ nhụy. Với các tỉnh Đông Nam Bộ và miền Tây, sầu riêng Thái (Mongthon, Dona) sau khi sáng mắt cua khoảng 50 ngày sẽ xổ nhụy. Với các tỉnh Tây Nguyên, nếu thời tiết ôn hòa thì sau 50 đến 60 ngày sẽ xổ nhụy, nếu thời tiết nắng nóng thì sau khoảng 50 ngày sẽ xổ nhụy. Ri 6 và Musuangking thời gian xổ nhụy thông thường sẽ sớm hơn Thái (Mongthon, Dona) khoảng 7 ngày.
Nếu trước khi xổ nhụy 15 ngày mà cơi lá vẫn chưa về lụa hết thì áp dụng công thức:
Tưới gốc: pha 200l nước + 800 – 1200ml Lân hữu cơ (Shoha Flower) + 600 – 1000ml K-Li hữu cơ. Sục hoặc tưới xung quanh rìa tán lá để làm già rễ và tránh cây hấp thụ đạm.
Phun lá: Pha 200 – 220 Lít nước + 150 ml SHOHA SOIL + 0 – 50 ml AMINO ACID + 500 – 700ml Shoha Flower + 500 – 700 ml K-LI HỮU CƠ + 200 – 500ml SHOHA MỞ LÁ. 3 đến 5 ngày phun 1 lần cho đến khi lá già hoàn toàn. Lưu ý bắt buộc phải làm già lá trước khi xổ nhụy.
IV. GIAI ĐOẠN XỔ NHỤY VÀ TRÁI NON (TRÁI NHỎ HƠN 1.3 KG).
- Kỹ thuật tưới nước.
Tưới nước là kỹ thuật khó nhưng lại rất quan trọng trong giai đoạn xổ nhụy và trái non, quyết định khả năng đậu trái, năng suất và chất lượng, mẫu mã trái về sau chính vì vậy nông dân cần chú ý sát sao đến vấn đề này để đạt được kết quả như ý.
1.1. Trước khi xổ nhụy
Trước khi xổ nhụy khoảng 7 ngày lúc này bông đã có hiện tượng căng ra, đít bông hơi vàng và có mùi thơm, bà con lưu ý giảm dần lượng nước tưới (chú ý chỉ giảm chứ không cắt nước) để bông khỏe và xổ nhụy tốt hơn. Dấu hiệu nhận biết đủ nước đó là bà con bóp nhẹ chùm bông, nếu thấy chùm bông dẻo, đàn hồi vừa phải là ổn, có thể bẻ một vài bông thử, nếu khi bẻ bông quá giòn và dễ gãy là đang dư nước. Nếu khi bẻ bông quá dẻo, mềm và khó gãy thì đang thiếu nước, cây có hiện tượng xào lá, ngủ ngủ lúc buổi trưa và đầu giờ chiều cũng là biểu hiện của thiếu nước bà con cần bổ sung thêm.
1.2. Bắt đầu xổ nhụy đến sau khi xổ nhụy hoàn toàn 7 đến 10 ngày.
Duy trì độ ẩm trong đất ở ngưỡng 40 – 60%. Tuyệt đối không được phép tưới dư nước trong giai đoạn này. Việc tưới dư nước sẽ khiến hạt phấn yếu và cây không thể thụ phấn để đậu trái dẫn tới rụng bông hàng loạt. Nếu vườn của bà con bị tình trạng trái non rụng hàng loạt ngay sau khi xổ nhụy 1 2 hôm thì nguyên nhân đầu tiên cần phải nghĩ đến đó là dư nước. Đặc biệt là nếu trước đó không rụng mà tưới xong được 1 2 hôm mà bông rụng hàng loạt thì gần như chắc chắn là dư nước. Hiện tượng dư nước có thể được nhận biết bằng cách quan sát biểu hiện của chùm bông: bông dư nước nó vểnh lên, đá xéo, choãi ra và tạo với nhau góc rất rộng. Khi bóp vào chùm bông cảm giác cái bông bị cương, cứng bông chứ không được dẻo, nhìn kỹ vào bông thì thấy rõ là cái bông nó căng nước, da hơi xanh nhẹ. Một biểu hiện nữa là cái rốn ở đầu bông, cái đầu nhụy khi dư nước nó sẽ tươi lâu hơn, cái rốn bông này nếu tưới đúng thì sau khi xổ nhụy 2 ngày là nó phải héo và khô vào. Và bà con cũng có thể thử bằng cách bẻ thử cái bông nếu nó giòn, dễ gãy và mọng nước thì chắc chắn là dư nước. Lúc này cần ngưng tưới, giãn cữ và giảm lượng nước tưới các cữ sau.
Tuy nhiên không tưới dư nước không có nghĩa là tuyệt đối không tưới. Trong những điều kiện thời tiết nắng nóng hoặc tùy vào điều kiện thổ nhưỡng khí hậu từng vùng mà vẫn cần tưới lượng nhỏ nước trong giai đoạn này để duy trì độ ẩm trong đất ở ngưỡng 40 – 60% Nguyên tắc tưới nước là tưới lượng nhỏ nước khoảng 50 đến 100l nước một cây (lưu ý việc béc tưới bị chồng béc từ cây này sang cây kia trong vườn dẫn đến dư nước). Tưới đều từ trong tán ra rìa tán lá tối thiểu 1.5m. Việc tưới cả ra rìa tán lá là vô cùng quan trọng giúp cây hấp thụ lượng nước vừa đủ để không bị suy kiệt và rễ tơ của cây không bị cháy, cũng như tránh tình trạng bị sốc nước nếu có mưa trái vụ và chống sốc nóng cho cây. Tuyệt đối tránh việc chỉ tưới bên trong gốc. Một nguyên tắc quan trọng nữa đó là tưới lượng nước nhỏ nhưng tưới làm nhiều cữ để tránh dư nước và đảm bảo độ ẩm trong đất luôn ổn định, nên tưới vào buổi sáng sớm để sau khi nắng lên khoảng 1 đến 2 tiếng bóp đất cảm giác độ ẩm vừa phải, đất không bị dính với nhau nữa là ok. Dấu hiệu nhận biết cây đang bị thiếu nước là buổi trưa và đầu giờ chiều cây bị ngủ ngày nhiều, bông quá dẻo thậm chí nhũn, héo lại là cây đang thiếu nước, không được để thiếu nước dẫn đến rụng lá chân sẽ rất vất vả về sau. Bà con cũng cần lưu ý rằng trường hợp nhận thấy cây thiếu nước không được phép tưới nước ồ ạt cho cây mà chỉ tăng lượng nhỏ nước và tăng các cữ tưới nước sát nhau hơn. Tưới quá nhiều nước trong một lần khi cây đang bị thiếu nước sẽ khiến sốc nước và rụng hàng loạt.
1.3. Sau khi xổ nhụy hoàn toàn 10 ngày đến khi trái được bằng lon bia.
– Sau khi xổ nhụy được khoảng 10 đến 15 ngày là cây đã trải qua đợt rụng sinh lý đầu tiên, bà con bắt đầu tăng dần lượng nước tưới, tưới tăng lên khoảng 30 đến 50 lít nước so với giai đoạn xổ nhụy. Chú ý tăng dần theo từng lần tưới chứ không được phép tăng ồ ạt. Tưới mạnh ra rìa tán lá tối thiểu 1.5m chứ không được chỉ tưới trong gốc (không nên sợ cây đi đọt mà chỉ tưới trong gốc, với lượng nước và cách tưới như vậy cây không đi đọt được đâu). Tưới ra rìa tán lá để rễ cây có thể hấp thụ dinh dưỡng và nước để nuôi trái. Trái phải xanh và lớn dần qua từng ngày, không được phép ửng vàng hoặc dừng lớn là phải xem lại chế độ tưới có thiếu nước không. Tưới ra rìa tán lá cũng hạn chế cây bị sốc nhiệt hoặc sốc nước khi có mưa khiến trái rụng hàng loạt, cũng như hạn chế rễ tơ bị cháy dẫn đến trút lá, nhện đánh rất nguy hiểm. Bà con vẫn tưới trên nguyên tắc chia nhỏ thành nhiều lần tưới để giữ ẩm độ trong đất duy trì ổn định, nếu đào xuống dưới đất khoảng 2cm mà gặp ẩm thì hôm sau mới phải tưới lại. Bắt đầu từ sau khi xổ nhụy xong bà con có thể dùng vòi tưới tay hoặc hệ thống béc đập để phun lên lá của cây vừa giúp rửa nhện, vừa tạo tiểu khí hậu mát mẻ giúp đậu trái và chạy trái tốt hơn.
– Tiếp theo đó đến giai đoạn trái bằng ngón tay cái lại tiếp tục tăng lượng nước lên từ từ, rồi trái bằng trứng gà tiếp tục tăng lượng nước lên, bằng trứng vịt tiếp tục tăng. Mỗi lần như vậy lượng nước tăng nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng từng vùng. Tưới làm sao để trái xanh, lớn đều, không bị ửng vàng, cây không được phép ngủ ngày. Các nguyên tắc tưới ra rìa tán lá, chia nhiều lần tưới và tưới lên trên lá vẫn được giữ nguyên. Đến giai đoạn trái được bằng lon bia trở lên, vỏ đã cứng và cuống đã to, lúc này bà con có thể tưới thoải mái nước mà không lo vấn đề trái bị rụng do tưới nước.
- Kỹ thuật cân đối dinh dưỡng.
+ Sau khi cây xổ nhụy trên 80% (ít nhất 80% số bông trên cây đã xổ nhụy xong) đến khi trái được 15 ngày tiến hành phun công thức:
Pha 200 Lít nước + 250 – 300 ml SHOHA SOIL + 300 ml SHOHA COMBI + 20 – 100ml SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5) + 0 – 250 ml TINH DẦU NEEM NANO TN + 1 – 2 gói (25 – 50 gram) FETRILON-COMBI (có thể thêm 100ml K-Li hữu cơ và 350 – 500ml trừ sâu TS để phòng ngừa rệp sáp). Công thức này phun 5 đến 7 ngày 1 lần, nếu bông ốm có thể 3 ngày 1 lần rồi giãn cữ ra. Trường hợp cây bị dư đạm trái non bị nứt, tét cuống trái, hoặc dài trái, xương trái, tét gai cần giảm lượng đạm (NPK hữu cơ, amino), tăng vi lượng trong công thức phun.
+ Giai đoạn trái non được 15 đến 45 ngày tuổi:
Pha 200 Lít nước + 200 ml SHOHA SOIL + 300 ml SHOHA COMBI + 50-150ml AMINO ACID + 50-150 ml SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5) + 350 ml TINH DẦU NEEM NANO TS + 150 – 250 ml K-LI HỮU CƠ + 1 gói combi. Tập trung phun lên trái 5 ngày phun 1 lần. (AMINO ACID VÀ NPK hữu cơ cần được tăng dần liều lượng tương ứng với mức độ lớn của trái, tuy nhiên nếu trái có hiện tượng nứt cuống, dài trái, tét gai cần giảm amino và NPK, tăng lân hữu cơ và K-Li hữu cơ và combi trong công thức phun)
Tưới gốc: Pha 200 Lít nước + 0 – 500 ml SHOHA SOIL + 300 – 500ml AMINO ACID + 300 – 500 ml SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5) + 0 – 300ml SHOHA FLOWER (lân hữu cơ) + 0 – 500 ml K-Li hữu cơ. Tưới đều ra rìa tán lá cho cây (khoảng 15 ngày tưới 1 lần)
Bón phân: Khi trái được 25 đến 30 ngày tuổi bón cho mỗi cây từ 1.5 đến 3kg phân nở, bón đều ra rìa tán lá. (khoảng 20 ngày bón 1 lần)
*** LƯU Ý 1: từ giai đoạn xổ nhụy đến khi trái đạt kích thước bằng lon bia, nếu gặp mưa cần phun công thức điều hòa sinh trưởng ngay sau khi gặp mưa.
200 lít nước + 300 – 350 ML SHOHA SOIL + 350 – 400 ML SHOHA COMBI + 1 gói Combi + 200 – 250 ML K-LI HỮU CƠ + 200ml SHOHA FLOWER (lân hữu cơ) + 250ml Nano Neem TN
– Chỉ phun tập trung vào trái và cuống trái
– Mưa sáng: Phun ngay lập tức sau khi mưa, càng nhanh càng tốt.
– Mưa trưa: Phun ngay lập tức sau khi mưa, càng nhanh càng tốt.
– Mưa đêm: Tốt nhất nên phun trước khi mặt trời mọc hoặc trước 9h sáng (nếu không chủ động phun sớm được).
*** LƯU Ý 2: Từ khi xổ nhụy đến khi trái được trên 1.3kg, nếu gặp điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, gió nóng cần phun công thức điều hòa sinh trưởng cho trái và phun cả vào mặt trong của lá, nếu nắng nóng kéo dài và cây có hiện tượng rụng thì có thể tăng tần suất phun lên 2 đến 3 ngày phun 1 lần:
200 lít nước + 350 ML SHOHA SOIL + 300 – 350 ML SHOHA COMBI + 200 – 300 ML K-LI HỮU CƠ + 100 – 300 ML SHOHA FLOWER + 25 GRAM (1 GÓI) FERTRILON-COMBI (có thể kèm thêm AMINO ACID + SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ) và Nano neem TS để vừa điều hòa sinh trưởng vừa tăng trưởng và phòng chống sâu rầy trong những ngày nắng nóng).
*** LƯU Ý 3: trong giai đoạn này nông dân phải quản lý cơi ngọn chặt chẽ nếu cây có hiện tượng ra ngọn, phóng ngọn trong giai đoạn trái chưa được trên 1.3kg phải tương tác ngay với đại lý để được hướng dẫn xử lý. Công thức hãm ngọn, dìu ngọn tham khảo:
Tưới gốc: pha 200l nước + 800 – 1200ml Lân hữu cơ (Shoha Flower) + 600 – 1000ml K-Li hữu cơ. Sục hoặc tưới xung quanh rìa tán lá để làm già rễ và tránh cây hấp thụ đạm.
Phun lá: Pha 200 – 220 Lít nước + 150 ml SHOHA SOIL + 0 – 50 ml AMINO ACID + 800 – 1200ml Lân hữu cơ (Shoha Flower) + 800 – 1200 ml K-LI HỮU CƠ + 1 – 2 gói Combi + 100 – 200ml SHOHA COMBI. 3 đến 5 ngày phun 1 lần cho đến khi lá già hoàn toàn.
*** LƯU Ý 4: giai đoạn này bướm sẽ bay đẻ trứng vào trái non gây ra sâu đục trái về sau, vì vậy cần quản lý chặt chẽ sâu đục trái và đặc biệt là rệp sáp trong giai đoạn này, để rệp sáp lên mật số cao sẽ rất khó kiểm soát.
+ Giai đoạn trái non được 45 – 65 ngày tuổi:
Lúc này hầu hết trái đã được bằng trứng ngỗng (lon bia) trở lên.
Phun trái: Pha 200 Lít nước + 200 ml SHOHA SOIL + 200 ml SHOHA COMBI + 100-300ml AMINO ACID + 100-200 ml SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5) + 350 ml TINH DẦU NEEM NANO TS + 150 – 250 ml K-LI HỮU CƠ + 1 gói combi. 7 ngày phun 1 lần (nếu trái méo hoặc nhỏ thì tăng cao lượng AMINO ACID và NPK hữu cơ để làm tròn trái; nếu trái dài, xương trái thì giảm AMINO và NPK, tăng lượng lân hữu cơ và K-Li hữu cơ để sửa trái)
Tưới gốc: Pha 200 Lít nước + 0 – 500 ml SHOHA SOIL + 300 – 500ml AMINO ACID + 300 – 500 ml SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5) + 0 – 300ml SHOHA FLOWER (lân hữu cơ) + 0 – 500 ml K-Li hữu cơ. Tưới đều ra rìa tán lá cho cây (khoảng 10 đến 15 ngày tưới 1 lần)
Bón phân: bón cho mỗi cây từ 1.5 đến 3kg phân nở, bón đều ra rìa tán lá. (khoảng 20 ngày bón 1 lần)
V. GIAI ĐOẠN TRÁI ĐƯỢC TỪ 1.3KG ĐẾN KHI THU HOẠCH
- Giai đoạn trái từ 1.3kg đến khi lớn hết cỡ.
– Với sầu riêng Thái (Mongthon, Dona)
+ Tại các tỉnh Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh) và các tỉnh miền Tây sẽ tương ứng với giai đoạn trái trong khoảng từ 60 đến 95 ngày tuổi
+ Tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Phú Yên) tương ứng với giai đoạn trái khoảng 65, 70 ngày tới khoảng 105 ngày tuổi;
– Với sầu riêng Ri6 và Musuangking: Ri 6 giai đoạn trái 1.0 ký trở lên, với Musuangking là từ khoảng 8 lạng trở lên tương ứng với giai đoạn trái từ khoảng, 45 đến 70 ngày tuổi
Đây là giai đoạn mà trái sẽ lớn nhanh nhất, hay còn gọi là giai đoạn thổi trái nên bà con cần chăm sóc để trái đạt trọng lượng tốt. Giai đoạn này thì da của trái sẽ bắt đầu trắng sáng hơn, gai nở hơn, cần bắt đầu đi dinh dưỡng mạnh để thổi trái lớn nhanh và lấy được 1 cơi lá trước khi thu hoạch.
Bón phân nở: bón cho mỗi cây từ 2 đến 4kg phân nở, bón đều ra rìa tán lá. (khoảng 15 ngày bón 1 lần) Cây nhiều trái bón nhiều, ít trái bón ít hoặc không bón. Ngừng bón phân nở khi Thái (Mongthon, Dona) ở 80 ngày tuổi trở lên; Ri6 và Musuangking đạt 60 ngày tuổi trở lên.
Tưới gốc: Pha 200 Lít nước + 300 – 1000ml AMINO ACID + 300 – 1000 ml SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5) + 0 – 800ml SHOHA FLOWER (lân hữu cơ) + 0 – 800 ml K-Li hữu cơ. Tưới đều ra rìa tán lá cho cây (khoảng 5 đến 7 ngày tưới 1 lần) cây nhiều trái tưới nhiều, ít trái tưới ít, trái nhỏ và nhiều thì tăng NPK hữu cơ và Amino axit, trái có xu hướng dài và xương thì giảm NPK, Amino acid và tăng lân, K-Li hữu cơ trong công thức tưới.
Phun trái: Pha 200 Lít nước + 150 ml SHOHA SOIL + 200 ml SHOHA COMBI + 150-300ml AMINO ACID + 150-250 ml SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5) + 0 – 350 ml TINH DẦU NEEM NANO TS + 100 – 200 ml K-LI HỮU CƠ + 1 – 2 gói combi. 5 đến ngày phun 1 lần (nếu trái méo hoặc nhỏ thì tăng cao lượng AMINO ACID và NPK hữu cơ để làm tròn trái; nếu trái dài, xương trái thì giảm AMINO và NPK, tăng lượng lân hữu cơ và K-Li hữu cơ để sửa trái)
*** LƯU Ý 1: giai đoạn này có thể tưới lượng nước thoải mái. Với những vườn bộ lá chân khỏe và nhiều trái có thể thả ngọn ra tự do. Vườn nào thiếu trái hoặc lá chân yếu phải cho ngọn ra từ từ không được để ngọn phóng khiến lá chân rụng là rủi ro rụng hoặc méo trái sẽ cao.
*** LƯU Ý 2: Cần cột trái, cột cành sầu riêng để phòng chống gió lốc gây rụng trái, chêm trái để phòng ngừa rệp sáp, sâu đục trái và nấm bệnh.
- Giai đoạn từ khi trái lớn hết cỡ đến khi thu hoạch
- Với Thái (Mongthong, Dona)
+ Tại các tỉnh Đông Nam Bộ và miền Tây tương ứng với giai đoạn trái từ khoảng 95 ngày đổ lên
+ Tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ tương ứng với giai đoạn trái từ khoảng 105 ngày đổ lên.
– Với Ri6; Musuangking: tương ứng với giai đoạn trái từ 65, 70 ngày đổ lên
Giai đoạn này trái sẽ ngừng lớn và bắt đầu già, chín. Biểu hiện của việc ngưng lớn là da bắt đầu sậm lại, chân gai tối màu và không nở ra nữa. Lúc này, sầu riêng sẽ chủ yếu hình thành cơm và chuyển hóa đường bột bên trong cơm. Thời điểm này bà con cần giảm lượng đạm xuống thấp, tăng lân và đặc biệt là K-Li và trung vi lượng để sự chuyển hóa chất trong trái đạt hiệu quả tốt nhất, cơm vàng, bột, ngọt. Những vườn cơi lá chưa về già kịp cần làm già lá nhanh tránh trường hợp khi thu trái mà cơi lá vẫn chưa già sẽ khiến cơm không ngon. Giai đoạn này trái cũng bắt đầu lên đường và xuất hiện nấm bệnh, bà con cần lưu ý phòng ngừa nấm bệnh cho hiệu quả.
+ Khi trái lớn hết cỡ đến trước khi thu trái 20 ngày:
Phun trái: Pha 200 Lít nước + 200 ml SHOHA SOIL + 200 – 300 ml SHOHA COMBI + 100ml SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5) + 350 ml TINH DẦU NEEM NANO TS + 200 – 300 ml K-LI HỮU CƠ + 200ml SHOHA FLOWER (lân hữu cơ) + 2 gói Combi + 250ml NANO NEEM TN. 7 đến 10 ngày phun 1 lần
+ Trước khi thu hoạch khoảng 20 – 30 ngày đến khi thu hoạch:
Tưới gốc: 200l nước + 250 – 500ml SHOHA SOIL + 0 – 1000ml SHOHA FLOWER (LÂN HỮU CƠ) + 500 – 1000ml K-LI HỮU CƠ. Tưới gốc đều ra rìa tán lá trước khi thu hoạch 20 ngày. Nếu trên khu vực Tây Nguyên có mưa dầm kéo dài khiến trái khó lên cơm thì nông dân có thể tưới 2 lần cách nhau 5 ngày với nồng độ lân và K-Li đưa lên cao.
Phun trái: Pha 200 Lít nước + 200 ml SHOHA SOIL + 300 ml SHOHA COMBI + 0 – 50ml SHOHA EXTRA (NPK hữu cơ 15 – 5 – 5) + 350 ml TINH DẦU NEEM NANO TS + 300 – 500 ml K-LI HỮU CƠ + 0 – 300ml SHOHA FLOWER (lân hữu cơ) + 2 gói Combi + 250ml NANO NEEM TN. 5 đến 7 ngày phun 1 lần, nếu gặp mưa dầm chậm lên cơm thì 3 đến 5 ngày phun 1 lần và đưa nồng độ K-Li lên cao.
***Lưu ý: tuyệt đối không tưới dinh dưỡng (NPK hữu cơ, amino acid) gốc và bón phân giai đoạn này. Trước khi thu hoạch 15 ngày cần giảm lượng nước tưới xuống thấp hoặc ngừng tưới để tạo độ ngọt và độ ráo của cơm sầu riêng.