Thủ Tục Và Quy Trình Đăng Ký Mã Số Vùng Trồng

I. Mã số vùng trồng là gì?
Puc Mã Số Vùng Trồng
PUC – Mã Số Vùng Trồng – ảnh minh họa – nguồn: Internet
Mã số vùng trồng là 1 trong những tiêu chí đầu tiên để nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
Mã số vùng trồng (Mã số đơn vị sản xuất) (PUC – Production Unit Code) là mã số định danh cho một vùng trồng, nhằm theo dõi kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát sinh vật gây hại; truy suất nguồn gốc nông sản.
II.  Cơ sở pháp lý
Điều 64 Trong văn bản Luật trồng trọt 31/2018/QH14
Điều 64. Quản lý và cấp mã số vùng trồng
1. Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã số vùng trồng trên phạm vi toàn quốc.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai cấp mã số vùng trồng trên địa bàn theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
III. Tại sao phải đăng ký mã số vùng trồng
Dựa theo yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu “Import Phytosanitary Requirement” đối với các mặt hàng là rau củ và trái cây tươi xuất khẩu sang các thị trường khó tính, yêu cầu về vùng trồng riêng cho loại hàng hóa dự kiến xuất khẩu được đăng ký và kiểm soát bởi Cơ quan Bảo vệ thực vật Quốc Gia (Cục Bảo vệ thực vật) là yêu cầu tiên quyết đầu tiên.
Việc cấp mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất liên quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành sản phẩm.
Mố số quốc gia yêu cầu trái cây của phía Việt Nam phải có mã số vùng trồng mới được phép xuất khẩu sang các nước này như: Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc. Đối với các vùng trồng đã được cấp mã số, nước NK có thể sang Việt Nam để kiểm tra đột xuất bất kỳ lúc nào về tình hình SX, việc đảm bảo vệ sinh ATTP, chất lượng sản phẩm… tại các vùng trồng.
Theo quy định của Trung Quốc quả tươi nhập khẩu vào nước này bắt buộc phải có thông tin truy xuất nguồn gốc và yêu cầu Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói quả tươi cho Cơ quan thẩm quyền của phía Trung Quốc+. Để đảm bảo xuất khẩu quả tươi thuận lợi, đáp ứng quy định của nước nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện cấp thông tin vùng trồng và cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu. (3906/BNN-BVTV)
IV. Hướng dẫn về thiết lập vùng trồng
1. Yêu cầu chung
– Vùng trồng cần sử dụng thống nhất một quy trình quản lý sinh vật gây hại.
– Vùng trồng cần đảm bảo kiểm soát sinh vật gây hại ở mức độ phổ biến thấp và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của các nước nhập khẩu.
– Vùng trồng phải được kiểm tra và cáp mã số lần đầu trước vụ thu hoạch nội dung kiểm tra tùy thuộc vào từng đối tượng cây trồng và yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẫu. Trước mỗi vụ thu hoạch, các mã số vùng trồng cần đăng ký lại; trong trường hợp không đăng ký lại thì mã số sẽ bị thu hồi.
– Trường hợp có thay đổi về diện tích vùng trồng, người đại diện/ chủ sở hữu, số hộ nông dân tham gia; người đại diện/ chủ sở hữu phải cập nhật, báo cáo cho Chỉ cục Bảo vệ thực vật hoặc Chỉ cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chỉ cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh xác minh lại thông tin và báo cáo cho Cục Bảo vệ thực vật (Cục BVTV).
2. Yêu cầu về diện tích
– Đối với cây ăn quả: tối thiểu 10 ha
– Đối với rau gia vị: tùy theo diện tích thực tế của nhà lưới/nhà kính và yêu cầu của nước nhập khẩu
– Cây trồng khác: tuân theo yêu cầu của nước nhập khẩu
– Trong trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu có vùng đệm hoặc các yêu cầu khác về diện tích thì thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu
3. Yêu cầu về sinh vật gây hại và biện pháp quản lý
– Quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật phải có biện pháp quản lý để đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
– Có biện pháp quản lý cụ thể cho từng nhóm sinh vật gây hại theo hàng hóa và phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
4. Yêu cầu về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
– Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cắm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
– Tuân thủ quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc bốn (04) đúng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và thời gian cách ly để đảm bảo dư lượng không vượt ngưỡng cho phép của nước nhập khẩu.
5. Yêu cầu về ghi chép thông tin
– Có nhật ký canh tác ghi chép chỉ tiết các hoạt động tác động lên cây trồng trong vụ canh tác (chỉ tiết tại phụ lục F của tiêu chuẩn cơ sở này).
– Nhật ký canh tác cần được ghi chép sau mỗi lần chăm sóc hoặc tác động lên cây trồng và trong cả  quá trình sản xuất. Các thông tin bắt buộc phải ghi chép bao gồm:
+ Giai đoạn phát triển của cây trồng.
+ Sinh vật gây hại phát hiện trong quá trình điều tra.
+ Nhật ký bón phân: ngày bón, loại phân bón, tổng lượng phân bón, phương pháp bón.
+ Nhật ký sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: ngày xử lý, tên thương mại, tên hoạt chất, lý do sử dụng, liều
lượng.
+ Ghi chép thông tin liên quan đến thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm: sản lượng dự kiến, sản lượng thực
tế.
+ Các hoạt động khác (nếu có).
– Nhật ký canh tác có thể được lập chung cho cả vùng trồng hoặc riêng cho từng hộ sản xuất tham gia trong vùng trồng.
6. Yêu cầu về điều kiện canh tác
– Nhật ký canh tác có thể lập chung cho cả vùng trồng hoặc lập riêng cho từng hộ sản xuất tham gia trong vùng trồng.
7. Yêu cầu khác
– Tuân thủ theo các yêu cầu cụ thể khác của nước nhập khẩu.
V. Quy trình cấp mã số vùng trồng
Hiện nay, công tác cấp và giám sát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đáp ứng theo quy định của nhiều nước nhập khẩu phục vụ truy xuất nguồn gốc đang được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ trên toàn quốc. Nhằm cung cấp, hướng dẫn thông tin một cách trực quan và dễ tiếp cận tới các đối tượng khác nhau tham gia chuỗi xuất khẩu, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã xây dựng video clip Quy trình cấp mã số vùng trồng
Bà con xem clip sau để biết thêm thông tin chi tiết.
 
Để tìm hiểu thêm về Quy trình cấp, thu hồi mã số vùng trồng/cơ sở đóng gói và hướng dẫn xuất khẩu chanh leo, sầu riêng sang thị trường Trung Quốc do Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) hướng dẫn vui lòng ấn vào đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *