Mối nguy hiểm tiềm tàng khi sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật
Trong tự nhiên, đất là một hệ sinh thái ở trạng thái cân bằng. Khi tác động vào đất bằng phân hóa học hoặc thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm cho hàm lượng của một số chất dinh dưỡng vượt quá giới hạn gây mất cân bằng, thay đổi pH đất, động vật đất và hệ vi sinh vật trong đất. Ngoài ra phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật còn làm mất cân bằng ion điện giải gây tổn thương hệ rễ và rối loạn quá trình hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra nồng độ muối cao làm tăng áp suất thẩm thấu gây hạn sinh lý cho thực vật.
Gley hoá: Xảy ra ở vùng đất ngập nước lâu ngày mà trong đất chứa nhiều chất hữu cơ. Quá trình phân giải hữu cơ trong điều kiện yếm khí tạo ra các chất độc như metan (CH4), carbonic (CO2), hidro sunfua (H2S) gây độc hại cho hệ sinh thái và môi trường.
Nhà nông hiểu gì về “canh tác có lợi” và chất cải tạo đất SHOHA SOIL?
Với những mối nguy tiềm tàng kể trên, quan điểm “canh tác hóa học” (làm sao cho mức lãi và thu nhập từ cây trồng cao nhất) đã làm suy thoái độ phì đất đai và ảnh hưởng độc hại đến môi trường của thế hệ tương lai.
Kể từ thập niên 80, ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên đất đai (là một loại tài nguyên rất khó phục hồi một khi bị thoái hóa nghiêm trọng) các nhà khoa học đã đề xuất quan điểm “canh tác có lợi”.
“Canh tác có lợi” là bao hàm cả việc bảo đảm được lãi, đồng thời phải tiếp tục duy trì bảo vệ bồi dưỡng độ phì đất đai, môi trường sinh thái cho thế hệ sau. Xuất phát từ khuynh hướng này, có thể thúc đẩy sự đa dạng hóa hệ thống canh tác (như nuôi tôm, cá trong ruộng…). Nhằm gia tăng thu nhập cho nông dân nhưng không ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của mô hình “Canh tác có lợi” chất cải tạo đất SHOHA SOIL ra đời với các thành phần chính: dinh dưỡng – khoáng ( NPK, Bo, Zn, Mo), alkaloid, các chất hữu cơ cùng các thành phần phụ gia khác vừa đủ và nhiều bí quyết bên trong. SHOHA SOIL mang lại các công năng cải tạo đất, tác động một hợp lý vào hệ sinh vật đất, vận động tài nguyên sẵn có trong đất một cách tự nhiên cung cấp cho cây, nâng cao hiệu quả sử dụng phân hữu cơ và vô cơ (giảm từ 50% đến 70% lượng phân vô cơ), giảm thiểu được thuốc trừ sâu bệnh, hoàn toàn không gây ảnh hưởng độc hại đến con người và môi trường → SHOHA SOIL có khả năng đáp ứng được yêu cầu về “canh tác có lợi”.
Do đó, việc đánh giá hiệu quả của chất cải tạo đất SHOHA SOIL không chỉ đơn thuần dựa vào tính toán lãi và thu nhập, mà còn phải đánh giá hiệu quả làm tăng độ phì cho đất đai một cách bền vững, lâu dài, bảo vệ được môi trường sinh thái và bảo vệ được sức khỏe con người.
SHOHA SOIL giúp cải tạo những loại đất nào?
Chất cải tạo đất SHOHA SOIL giải quyết được đồng thời các tác nhân sau đây:
-
- Đất mất cân bằng dinh dưỡng
- Đất bị axit hoá
- Đất bị giảm tính đa dạng sinh học
- Đất bị nén
- Đất bị ô nhiễm
- Đất bị rửa trôi, bạc màu
- Đất bị thất thoát chất hữu cơ
SHOHA SOIL giúp nhà nông cải tạo đất thông qua cơ chế 5 tác động:
-
- Các hoạt chất alkaloid giúp tiêu diệt chọn lọc các vi sinh vật gây hại cho đất, giúp đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ, giúp tái tạo đất và bộ rễ mới của cây.
- Cung cấp chất điện giải, tạo môi trường cho các phản ứng oxi hoá khử.
- Xúc tác quá trình chuyển hoá các chất khó tiêu thành dễ tiêu theo cơ chế oxy hoá khử trong môi trường hiếu khí, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp đất, giúp tăng nội sinh cây trồng.
- Các chất hoạt hóa giúp điều chỉnh pH đất về trạng thái cân bằng động giúp cân bằng pH đất tạm thời, trước khi ổn định từ 15 – 30 ngày.
- Cung cấp enzyme amilase, protease thuỷ phân các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ giúp cây trồng dễ hấp thu.
Kết quả: Đất được cải tạo về các tính chất lý hóa tính, các hệ sinh vật, vi sinh vật trong đất. Các yếu tố kể trên được duy trì ở mức độ cân bằng rồi tiến dần đến tối ưu.
Ngoài ra lượng nhỏ Mo (molybden) được thêm vào SHOHA SOIL góp một phần quan trọng trong việc cải tạo đất.
Trong nông nghiệp Mo (Molybden) là nguyên tố vi lượng có mối quan hệ mật thiết với hệ vi sinh vật, là một nhân tố tham gia vào các quá trình dinh dưỡng (sự hút dinh dưỡng, cố định đạm và khử nitrat), quá trình hô hấp (sự oxy hóa – khử), quá trình quang hợp (sự hoạt hóa diệp lục và sự khở CO2). Sự chuyển hóa gluxit, sự tạo các bộ phận mới, tạo thân, tạo rễ và ảnh hưởng đến tính chống chịu. Mo giúp vi sinh vật cố định đạm cộng sinh ở rễ cây phát triển. Mo giúp cây tăng cường hấp thu đạm, Mo phát huy tác dụng tốt nhất khi pH đất tăng và vô hiệu khi pH đất thấp.
Các hiệu quả tiếp theo là:
1. Làm cân bằng giữa quá trình mùn hóa và khoáng hóa nhờ hoạt động của sinh vật, vi sinh vật trong đất, cải thiện thành phần và tính chất mùn, phục hồi dinh dưỡng và vận động giải phóng dinh dưỡng trong đất một cách hợp lý, đồng thời cố định đạm từ khí trời.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho trùn đất sinh sống và phát triển, từ đó làm cho đất tơi xốp, gia tăng lượng protein trong đất, vừa phục hồi đất vừa giải phóng dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu thông qua chu trình sống của trùn đất.
3. Tạo sự cân bằng của sinh vật, vi sinh vật trong đất từ đó làm hạn chế sâu, bệnh có nguồn gốc từ đất.
4. Tăng cường hoạt động của bộ rễ cây.
Kết quả: Làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển một cách đều đặn, cân đối và tiến dần đến tối ưu; gia tăng năng suất cây trồng. Đồng thời đất được cải tạo, độ phì được phục hồi và gia tăng dần theo thời gian. Bên cạnh đó SHOHA SOIL còn giúp ta tránh được các tác hại môi trường do dùng chế phẩm hóa học quá nhiều (phú dưỡng hóa nguồn nước).
Để hiểu rõ hơn về Hữu Cơ Thuận Thiên, kính mời quý khách:
→ Bấm vào đây để đăng ký kênh Youtube “HỮU CƠ THUẬN THIÊN”
→ Bấm vào đây để theo dõi trang Facebook “HỮU CƠ THUẬN THIÊN”