pH đất và các yếu tố quan trọng trong canh tác cây trồng

1. pH của đất

Do tập quán canh tác lâu năm và lạm dụng phân hóa học nên pH của đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long thấp khoảng từ 2,5 đến 4. Hệ lụy khi pH đất thấp làm cây hấp thụ phân bón kém gây lãng phí và cây dễ bị suy kiệt.

Nguyên nhân đất có pH thấp mà bà con thường gọi là bị phèn là do bón phân hóa học nhiều. Trong phân luôn tồn tại hai loại như đạm Amon và đạm Nitrat, lân cũng có loại dễ tiêu và lân khó tiêu. Nên trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng rễ cây sẽ tiết 1 loại axit để khử hoặc trung hòa các chất dinh dưỡng, về lâu về dài sẽ làm chua đất.

Biện pháp khắc phục: Đối với đất thịt, đất sét nhiều, dùng chất cải tạo đất SHOHA SOIL bón định kỳ hàng năm (tùy theo cây trồng) thì pH đất về trung tính từ 6 – 6,8.

Khắc phục được pH của đất ở khoảng 6 – 6,8 là tuyệt vời, lượng phân bón thất thoát rất ít.

Tam Quan Trong Ph Dat Va Cac Yeu To Dinh Duong Cua Dat

2. Cỏ che phủ

Dù mưa hay nắng thì cũng không nên phun thuốc trừ cỏ ở vườn, nên nuôi cỏ hoặc trồng cây họ đậu như đậu xanh, đậu nành hoặc cỏ lạc dại, vì cỏ phủ đất rất quan trọng. Mùa nắng giúp giữ ẩm cho đất, mùa mưa làm cản trở dòng  chảy của nước, đất ít bị xói mòn và mất keo đất cũng như lượng cacbon trong đất. Vậy nên dùng máy phát cỏ phát định kỳ, khi phát nhớ để gốc lại khoảng 5cm là vừa.

Tam Quan Trong Ph Dat Va Cac Yeu To Dinh Duong Cua Dat 1

3. Nguồn Cacbon trong đất

Cacbon trong đất ví như tủ chứa đồ vậy. Chúng tồn tại trong đất giúp giữ lại các chất dinh dưỡng. Như  đạm, lân, kali, trung vi lượng,…

Các nghiên cứu về cacbon: Người ta nói rằng 1 gam phân tử cacbon có bề mặt phân tử rất lớn  gần bằng diện tích của 1 sân tenis. Vì vậy lượng cacbon trong đất càng cao và ổn định sẽ giúp hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt và tăng năng suất cây trồng.

4 . Nước tưới

Nước rất quan trọng đối với cây trồng, nhưng khi tưới nước phải hội đủ các yếu tố. Không tưới dư thừa nước sẽ làm bào mòn lớp đất mặt và dinh dưỡng sẽ bị rửa trôi hoặc bị thẩm thấu qua tầng hút chất dinh dưỡng của hệ rễ. Ngoài ra khi tưới thừa nước nhiều ngày liền làm cho đất bị lèn. Rễ bị thiếu oxy hay còn gọi là bị ngộp rễ. Rễ sẽ dễ bị tổn thương và cơ hội cho nấm khuẩn tấn công. Không nên để đất quá khô trừ trường hợp xử lý ra hoa. Vì khi đất quá khô làm mất cân bằng hệ VSV có lợi trong đất . Ngoài ra đất sét nhiều dễ tổn thương rễ theo các vết nứt của đất.

 

5. Vi sinh vật

Vi sinh vật bao gồm tất cả các chủng loại tồn tại trong đất. Mỗi em 1 nhiệm vụ, có loại gây hại, có loại giúp ích cho cây trồng. Biết được vậy nên nhiệm vụ của chúng ta là hãy giúp cho đất nâng mật độ vi sinh vật có lợi, đồng nghĩa đó là giảm số lượng vi sinh vật có hại cho đất. Trên thị trường hiện có 36 chủng Trichoderma được  thương mại hóa, bà con nên tìm hiểu chủng nào giúp phân giải Đạm, Lân, Kali, Trung vi lượng, chủng nào đối kháng nấm bệnh, chủng nào giúp anh em vi sinh vật cộng sinh hỗ trợ nhau.

Tam Quan Trong Ph Dat Va Cac Yeu To Dinh Duong Cua Dat 3

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *